{keywords}
 

DJI cho biết vào ngày 24 và 25, mạng xã hội thuộc về các đối tác của hãng thành đối tượng của chiến dịch tố cáo sai lầm nhằm vào DJI. Họ nhận được hàng ngàn tin nhắn rác có chung một nội dung. Công ty khẳng định, “những cáo buộc chống lại chúng tôi không dựa trên sự thật và hoàn toàn không chính xác”.

Phản hồi được DJI đưa ra sau khi chuỗi bán lẻ lớn của Đức MediaMarkt thông báo sẽ gỡ bỏ các sản phẩm DJI trên kệ hàng do những cáo buộc trên Twitter về việc quân đội Nga sử dụng sản phẩm và dữ liệu của DJI để tấn công Ukraine.

Thông tin drone DJI được dùng trong xung đột tại Ukraine xuất hiện trên Internet từ đầu tháng này. Ngày 16/3, Phó Thủ tướng Ukraine Mykhailo Fedorov viết trong thư gửi nhà sáng lập kiêm CEO DJI Frank Wang rằng quân đội Nga đã dùng sản phẩm của hãng để dẫn đường tên lửa tại nước của ông. Ông đề nghị công ty Trung Quốc ngừng kinh doanh với Nga.

DJI phủ nhận cáo buộc và gọi đây là “hoàn toàn vô nghĩa” trong cuộc phỏng vấn với trang tin Guancha ngày 28/3. Hãng cho biết drone dân sự của DJI không thể dùng để dẫn đường cho tên lửa và Nga không cần dựa vào DJI để truy vết vị trí của những người điều khiển drone. Trên Twitter, công ty một lần nữa nhắc lại luận điểm: “Tất cả sản phẩm DJI được thiết kế cho mục đích dân sự, không thể đáp ứng yêu cầu của quân đội”.

MediaMarkt, nhà bán lẻ điện tử lớn nhất châu Âu, sở hữu hơn 850 cửa hàng tại 13 quốc gia. Theo MediaMarkt, quyết định ngừng bán sản phẩm DJI dựa trên nhiều nguồn và không tiết lộ sâu hơn. DJI cho biết sẽ tiếp tục liên lạc với đối tác về vấn đề này.

Thành lập năm 2006 tại Thâm Quyến, DJI đã trở thành nhà sản xuất máy bay không người lái thương mại lớn nhất thế giới, khách hàng bao gồm cả các chính phủ. Tuy nhiên, họ ngày càng gặp áp lực trước căng thẳng leo thang giữa Mỹ và Trung Quốc. Vào tháng 12/2021, DJI cùng công ty trí tuệ nhân tạo SenseTime và Megvii của Trung Quốc bị cho vào danh sách đen của Bộ Tài chính Mỹ.

Sau khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine, các doanh nghiệp Trung Quốc tiếp tục mắc kẹt giữa Trung Quốc và phương Tây, khi Bắc Kinh phản đối các lệnh cấm vận kinh tế áp đặt lên Nga. Không giống như các công ty nước ngoài khác đã rút lui hoặc tạm dừng hoạt động tại thị trường Nga, những hãng Trung Quốc, từ nhà sản xuất smartphone, bán dẫn đến nền tảng gọi xe và DJI đều duy trì kinh doanh tại đây.

Du Lam (Theo SCMP)

TikTok: Từ ứng dụng hát nhép đến vai trò nổi bật trong cuộc chiến Nga – Ukraine

TikTok: Từ ứng dụng hát nhép đến vai trò nổi bật trong cuộc chiến Nga – Ukraine

Nhiều người gọi xung đột giữa Nga và Ukraine là “cuộc chiến TikTok” đầu tiên trên thế giới. Đã đến lúc nền tảng video vốn nổi tiếng với các clip hát nhép, nhảy múa phải được nhìn nhận một cách nghiêm túc.