1. Flipside:

Kết quả đáng buồn của Flipside ở vòng bảng được thể hiện rõ nét nhất qua con số 4: số round họ win được trong 2 trận đấu. Họ đã thể hiện 1 bộ mặt khá đáng thất vọng. Điểm sáng duy nhất của Flipside đó là sự xuất hiện của Aleksander “s1mple” Kostylev. Thêm vào đó, standin Vadim “DavCost” Vasilyev cũng không thật sự ăn ý với phần còn lại của team. Có thể họ có 1 chút giao tiếp với nhau trong team, 1 chút chiến thuật có thể triển khai nhưng xét về tổng thể, Flipside khá xứng đáng với vị trí cuối cùng bảng A này.

Thể hiện rõ ràng nhất là trong trận đấu với team Na`vi (Natus Vincere). Sự thiếu ăn ý đã dẫn họ với chỗ chết. Flipside hiếm khi triển khai chiến thuật khi họ ở T-Side. Họ chỉ biết rush thẳng mà ko có mục địch, ngoan cố triển khai 1 chiến thuật mặc dù team đối phương đã biết rõ chiến thuật đó như thế nào.Khi sang bên CT-side mặc dù Vlаdуslаv “bondik” Nеchуроrchuk đã bắn rất hay trong round pistol nhưng hầu như trong toàn bộ trận đấu, khả năng phòng thủ bomb side của Flipside là khá yếu. Việc ko ban đi map De-mirage( map tủ của Na`vi) đã khiến Flipside phải trả giá cho quyết định của mình.

Điểm yếu về chiến thuật của Flipside còn được thể hiện rõ ràng hơn qua trận đấu với team Vox Eminor trong map De_Cache. Trong round thứ 3 đã có tình huống Justin “jks” Savage của team Vox phải 1 mình đối đầu với 3 thành viên của Flipside. Mặc dù Flipside có ném smoke bombsite nhưng họ đã chọn những vị trí hoàn toàn bất lợi hoặc không đem lại lợi ích gì cho cái chiến thuật họ đề ra, và hầu như trong suốt hiệp thi đấu đầu tiên (first half), Azad “topguN” Orami  của Vox chỉ đứng ở 1 vị trí trong side A nhưng Flipside cũng không thể giải quyết topguN một cách dễ dàng. Vấn đề của Flipside trong trận đấu này là không biết tận dụng granade của mình 1 cách hợp lí để đem lại lợi thế cho team.

Nhìn chung, Flipside đã thể hiện điểm yếu về chiến thuật của mình qua kết quả đáng buồn. Mặc dù họ có teamwork tốt, có cá nhân toả sáng (S1mple) nhưng họ còn cần phải tập luyện nhiều hơn nữa để ra tăng sức mạnh của mình.

2) Titan:

Titan đã có màn trình diễn rất thuyết phục trong suốt năm 2014. Mặc dù có 1 số thất bại trong 1 số phải đấu Online hướng đến ESL KATOWICE và sự thể hiện đáng buồn trong giải đấu ASUS ROGIOS Pantamera, nhưng Titan được đánh giá khá mạnh trong các giải đấu onlan.

Rắc rối đến với Titan ngay từ trận đấu đầu tiên với Team EnvyUs. Họ đã phải bắn map De_Cobblestone sau khi random.Cobblestone là 1 map mới được thay đổi ngay trước thềm ESL và Titan đã thể hiện điểm yếu của mình khi không thể nắm bắt được map và sự nghèo nàn trong cách đánh khi họ ở bên T-Side. Titan đã để cho Richard “shox” Papillon và Vincent “Happy” Cervoni gần như shutdown 1 đường. Sang đến CT-Side, Titan đã thể  hiện khá tốt khi dần lấy lại những round thắng quan trọng. Và chỉ cho đến khi Kenny “kennyS” Schrub bắn trượt trong những tình huống rất quan trọng thì sự bật lại của Titan mới chấm dứt. Trong suốt trận đấu, Mathieu “Maniac” Quiquerez đã tỏa sáng. Khác với thường ngày, Maniac đã dành vị trí đầu bảng của Titan trong khi Dan “apEX” Madesclaire, người được hy vọng sẽ tỏa sáng lại có 1 điểm số khá thất vọng 17-23 và nhậm ngùi đứng cuối bảng xếp hạng. Và Titan đã để thua EnvyUs với tỉ số 14-16 trong trận đấu ra mắt.

Và trận đấu thứ hai với Penta cũng là 1 sự không may mắn về map cho Titan: De_Cache, map tủ của Penta. Mặc dù gặp phải 1 map khó khăn như vậy nhưng Titan luôn muốn bắn theo cách khó. KennyS với khẩu AWP sở trường cùng với Tec-9 đầy bá đạo đã không thể làm nên chuyện khi kết thúc trận đấu, KDA ratio của KennyS chỉ là 0.77. Mặc dù vậy, trận thua Penta này không phải hoàn là lỗi của KennyS. Thay vì cố gắng lấy được những Entry Frag, những kill quan trọng thì Titan hầu như toàn để Penta pick được người. Chính vì thế Titan đã phải chịu khá nhiều áp lực trong suốt thời gian thi đấu. Người gây ra áp lực này cho Titan chính là Kevin “kRYSTAL” Amend và Denis “denis” Howell với 28 kills trong chỉ 20 round. Titan đã phải ngậm ngùi chai tay sớm giải đấu danh giá ESL KATOWICE sau thất bại 4-16 trước Penta.

1) Hellrisers:

Hellrisers đã thể hiện 1 bộ mặt không mấy sáng sủa trong suốt vòng chung kết của giải đấu. Nguyên nhân chính là do sự xáo trộn đội hình quá nhiều cộng thêm sự thiếu vắng của huấn luyện viên. Hellrisers vốn được biết đến là kẻ có thể gây khó khăn cho các ông lớn thì trong lần này, họ đã gặp khó khăn rất lớn trước 2 team của khu vực châu mỹ: CLG và Keydstars.

Trong trận gặp CLG, Hellrisers đã thi đấu khá tốt khi họ ở bên CT side trước. Họ đã dành chiến thắng ở round pistol và hướng thẳng đến GH với tỉ số 13-2. Thế nhưng điểm yếu của hellriders lộ rõ khi họ sang T-side. Họ chỉ có thể dành được chiến thắng 1 round duy nhất và chấp nhận kết quả thua với tỉ số 14-16. Không thể phủ nhận các thành viên của Hellriders có kĩ năng cá nhân rất tốt. Bất kì ai trong team cũng có thể clutch ở 1 round nào đó. Thế nhưng điểm yếu chết người của họ lại ở chỗ họ bắn không chắc chắn. Họ hầu như không đủ đội hình để thi triển tấn công hoặc chạy tactic.

Điểm yếu lại được thể hiện rõ ràng ở trận đấu với team Keys Stars. Mặc dù đã dành lợi thế với tỉ số 10-5 ở GH nhưng sang T-side, Hellrisers chỉ có thể dành được 2 chiến thắng và ngậm ngùi chấp nhận thua cuộc với tỉ số 16-12. Và ANGE1, đội trưởng của Hellriders, thực sự phải cố gắng hết sực để tăng thêm sức mạnh của Hellrisers. Anh chỉ dành được 1.0 KDR( kill/death ratio) ở CT-side map nuke và kết thúc trận đấu với hiệu số 12-24. Anh ấy cần xác định xem mục tiêu của team là gì, cần sự chuẩn bị tốt hơn và học cách sử dụng các “tay to” của mình đúng nơi đúng lúc.

2) 3Dmax:

3Dmax được đánh giá khá thấp khi họ phải cùng bảng với các ông lớn như Virtus Pro, TSM( Dignitas cũ) và Clound 9. Đặc biệt là khi họ mất đi AWPer chủ lực Aleksi “allu” Jalli khi anh này chuyển sang thi đấu cho team NiP. Tuy thế họ đã cùng nhau đứng lên và cố gắng thể hiện 1 cách tốt nhất sức mạnh của mình.

Trong trận đấu với Virtus Pro ở map De_overpass, 3Dmax đã thể hiện sự chênh lệch về trình độ 1 cách rõ ràng. Họ hoàn toàn bị shutdown ở Long A chỉ với cây AWP của VP. 3Dmax chỉ có thể vào bomb nhờ 1 số pha bắn trượt của VP mà thôi. Sang đến map De_nuke với TSM, 3Dmax đã thể hiện tốt hơn ở T-side. Taneli “disturbed” Veikkola và Jesse “KHRN” Grandell đã khá nhiều lần giúp team vào được bomb site và đặt bomb nhưng 3Dmax lại không thể thủ bomb site. Mặc dù đã có 1 số trường hợp 3Dmax cố gắng triển khai đội hình thủ bomb site nhưng do quá ham đấu và thiếu sự giao tiếp, 3Dmax vẫn để mất bomb cho dù số thành viên bên 3Dmax còn sống sót là nhiều hơn.

Khi sang bên CT-side, tình hình của 3Dmax có vẻ tươi sáng hơn khi họ đối đầu với TSM. Họ đã chông rush và thủ bomb khá tốt. Họ hầu như luôn có lợi thế về người nhờ cây AWP của Tom “stonde” Glad. Tuy nhiên họ không thể vù đắp sự thiếu hụt khi ở bên T-side và 5 round là quá đủ để TSM dành chiến thắng với tỉ số 16-10. 3Dmax không thể hiện được nhiều khi ở CT-side trong map overpass với VP. Đơn giản là gì trình độ của 2 team chênh lênh quá lớn và VP gần như áp đảo hoàn toàn 3Dmax.

Mặc dù có sự thiếu hụt to lớn về mặt nhân sự nhưng sự thể hiện của 3Dmax là khá thất vọng. Tuy thế kinh nghiệm lần bắn giải này sẽ giúp họ mạnh mẽ hơn trong các giải Lan sắp tới. Người đội trưởng của team cần sử lý linh hoạt hơn về chiến thuật và chiến lược trong các trận đấu và cả team cần xử lý bình tĩnh hơn trong các tình huống. Họ không nên quá mức nóng vội trong khi có thể đợi đối phương mắc sai lầm và họ có thể tận dụng nó. Hy vọng 3Dmax sẽ thành công hơn trong tương lai.

Mase