Cung Trúc Lâm (thuộc danh thắng Yến Tử) rộng hơn 6.000m với vốn đầu tư giai đoạn 1 khoảng 200 tỷ sẽ được đi vào hoạt động ngày 7/12, chào mừng đại lễ tưởng niệm 710 năm Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập niết bàn. 

Hoa hồng phủ kín đám giỗ nữ hoàng sân khấu Thanh Nga

Hơn 70 nghệ sĩ xiếc sẽ diễu hành trên phố đi bộ Hồ Gươm

Phát sóng vở cải lương kinh điển của cố NSƯT Thanh Nga

Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Quảng Ninh vừa tổ chức họp báo thông tin về chương Đại lễ tưởng niệm 710 năm Phật Hoàng Trần Nhân Tông Nhập Niết Bàn.

Đại lễ sẽ diễn ra trong 2 ngày 6 và 7/12 với các hoạt động chính như Lễ tưởng niệm Phật Hoàng Trần Nhân Tông và Đại lễ cầu siêu tại chùa Ngọa Vân sẽ diễn ra vào ngày 6/12; Lễ truyền đăng tưởng niệm Phật Hoàng diễn ra vào tối ngày 6/12 tại Sân lễ hội chùa Trình; Lễ cúng Phật, cúng Tổ và nhiễu tháp Phật Hoàng vào 0h ngày 7/12; Đại lễ tưởng niệm 710 năm Phật Hoàng Trần Nhân Tông Nhập Niết Bàn sẽ diễn ra vào 8h30 ngày 7/12 tại Cung Trúc Lâm, Trung tâm hội Yên Tử.

{keywords}
BTC sẽ chuẩn bị 30.000 hộp cơm chay để phát cho du khách về thắp hương tưởng niệm Phật hoàng Trần Nhân Tông dịp này. Giá vé cáp treo cũng được các công ty khai thác giảm giá từ 30 - 50%.


Đặc biệt, trong thời gian diễn ra Đại lễ, Giáo hội Phật giáo Việt Nam phối hợp với Đại học Quốc gia Hà Nội, UBND Tỉnh Quảng Ninh sẽ tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế với chủ đề "Trần Nhân Tông và Phật giáo Trúc Lâm – Đặc sắc tư tưởng, văn hóa" trong 3 ngày 5,6,7/12 tại Trung tâm Văn hóa Trúc Lâm.

Cũng trong khuôn khổ chương trình chào mừng Đại lễ, Phật giáo tỉnh Quảng Ninh sẽ tổ chức 3 sự kiện chào mừng. Cụ thể, khánh thành Chùa Trùng Tiết đây là ngôi danh lam cổ tự trong quần thể khu di tích quốc gia đặc biệt nhà Trần tại Đông Triều. Lễ khánh thành đã được tổ chức vào ngày 1/12. Khánh thành Công viên chữ Tâm trong khuôn viên trụ sở GHPGVN tỉnh Quảng Ninh tại chùa Trình, TP Uông Bí. Dự án có kinh phí 3 tỷ đồng từ nguồn xã hội hóa và sẽ được khánh thành vào ngày 6/12.

Khánh thành giai đoạn 1 cung Trúc Lâm Yên Tử, đây là dự án trọng điểm tại khu Di tích danh thắng Yên Tử do Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Quảng Ninh làm chủ đầu tư, tổng kinh phí thực hiện hơn 200 tỷ đồng từ nguồn công đức và xã hội hóa.

Thượng tọa Thích Thanh Quyết - phó chủ tịch Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam - cho biết cung Trúc Lâm do Ban trị sự GHPGVN tỉnh Quảng Ninh làm chủ đầu tư: "Nguồn kinh phí để chúng tôi xây dựng cung Trúc Lâm rộng hơn 6.000m2 này chính là tiền công đức từ Phật tử của khắp cả nước. Ngoài việc tích tiểu thành đại tiền công đức của phật tử cả nước, tiết kiệm để triển khai xây dựng cung Trúc Lâm, chúng tôi còn đi vận động tổ chức, doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế cùng vào cuộc, đóng góp xây dựng Cung".

{keywords}
Cung Trúc Lâm (thuộc danh thắng Yến Tử) rộng hơn 6.000m. 

 Vị Thượng tọa cho biết công trình có trên 6.000m2 xây dựng này được làm bằng chất liệu bê tông giả gỗ, kiến trúc theo lối truyền thống dân tộc, lấy cảm hứng từ những kiến trúc cổ còn sót lại của Yên Tử như Tháp Tổ, đặc biệt là bức tường xung quanh Tháp Tổ.

Về công năng sử dụng của công trình trị giá trị hơn 200 tỷ đồng này, thượng tọa Thích Thanh Quyết nói "sẽ cơ động" nhưng được xây dựng với ý nghĩa là cung của Phật hoàng.

Giai đoạn 2 của công trình sẽ có thêm một điện thờ Phật hoàng Trần Nhân Tông, tạo thêm các vườn thiền xung quanh, dự tính xây dựng bức phù điêu về giai đoạn lịch sử ấn tượng nhất của nước Việt khi Phật hoàng xuất hiện. Bức phù điêu này dự tính được đặt ở Cung chính.

Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Chủ tịch Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam cho biết, đến nay, công tác chuẩn bị tổ chức, phục vụ Đại lễ đang được BTC thực hiện đúng kế hoạch. Cùng với các hoạt động học thuật, các công trình xây dựng với sự tham gia của hàng vạn nhà tu hành, Phật tử, nhân dân cả nước, kiều bào ở nước ngoài… không chỉ thể hiện sự tri ân đối với công đức của Phật Hoàng Trần Nhân Tông, mà còn là dịp giới thiệu, quảng bá các giá trị tư tưởng, văn hóa đặc sắc của Phật Hoàng Trần Nhân Tông, Phật giáo Trúc Lâm, Phật giáo Việt Nam nói riêng, hình ảnh đất nước, văn hóa, con người Việt Nam nói chung ra thế giới. 

Đại đức Thích Đạo Hiển, Chánh thư ký Giáo Hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Quảng Ninh cho hay BTC sẽ chuẩn bị 30.000 hộp cơm chay để phát cho du khách về thắp hương tưởng niệm Phật hoàng Trần Nhân Tông dịp này. Giá vé cáp treo cũng được các công ty khai thác giảm giá từ 30 - 50%. Riêng với vé tham quan tại Yên Tử, GHPGVN tỉnh Quảng Ninh đã có công văn gửi lên UBND tỉnh Quảng Ninh xin miễn cho các Phật tử về cúng Phật nhưng chưa có hồi âm. 

Theo ông Lê Trọng Thanh - đồng BTC đại lễ, toàn bộ nhân viên Trung tâm văn hoá Trúc Lâm Yên Tử sẽ biểu diễn "Thời trang Phật tử" để góp phần tạo nên hình ảnh đẹp cho người con nhà Phật. Số tiền thu được trong việc phát hành trang phục sẽ phục vụ cho hoạt động thiện nguyện, giành sự sống cho các bé bị tim bẩm sinh.

Tình Lê

Chưa thống nhất về việc quản lý tiền công đức tại Yên Tử

Chưa thống nhất về việc quản lý tiền công đức tại Yên Tử

UBND TP Uông Bí đã giao cho cho Ban quản lý di tích và rừng quốc gia Yên Tử chịu trách nhiệm tổ chức triển khai việc thu tiền công đức và nộp vào Kho bạc thành phố.

Cảnh tượng nhốn nháo ở chùa Đồng Yên Tử

Cảnh tượng nhốn nháo ở chùa Đồng Yên Tử

Tiếng thợ ảnh và những người bán hàng lưu niệm trên chùa Đồng (Yên Tử, Quảng Ninh) khiến cho du khách cảm thấy khó chịu khi lên đỉnh thiêng đất Phật.