Vậy là ngày 7/1/1979 đã mở ra trang sử độc lập, mang lại ánh sáng tự do cho những con người vô vọng, chỉ biết mong chờ cái chết, nay được khởi nguồn một cuộc đời mới.
VietNamNet xin giới thiệu phần cuối bài viết của Thiếu tướng Neang Sat do Thượng tá Đỗ Các Đông, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam dịch và biên tập.
Chế độ tắm máu tàn bạo Khmer Đỏ đã hoàn toàn sụp đổ. Tất cả mọi thứ phải bắt đầu lại từ hai bàn tay trắng, song cuộc sống tràn đầy hy vọng hướng tới tương lai.
Cha mẹ tôi vẫn còn nhớ như in hồi tháng giêng năm 1979, khi cha mẹ đến huyện Phnomkrovanh lần đầu trong thân hình gày gò, ốm yếu bởi bệnh tật trông rất thảm thương, được bộ đội Việt Nam, Lữ đoàn Quyết thắng 341 đóng quân tại xã Leach, đến huyện Phnomkrovanh, tỉnh Pusat điều trị bệnh tật và cấp phát đồ ăn cho nữa.
Cha mẹ không nhớ chính xác tên của người cán bộ chính trị đơn vị ấy, song vẫn nhớ ông được mọi người gọi là ông tóc bạc.
Khi ấy, ông Khvan Seam là Tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 29, quân đội Mặt trận đoàn kết cứu quốc đứng chân tại chùa Praykhlong, xã Leach có chức năng tuyên truyền, giáo dục chính sách của Mặt trận đoàn kết cứu quốc và xây dựng chính quyền nhân dân, bằng sự chân tình, mẫu mực, trong sáng, tính kỷ luật nghiêm minh, ông ấy đã nói rất rành mạch từng câu từng chữ cho cha mẹ và mọi người rằng:
Nhiệm vụ của chúng tôi là phối hợp với Bộ đội tình nguyện Việt Nam đến giải phóng nhân dân Campuchia thoát khỏi chế độ diệt chủng Khmer Đỏ và tổ chức lại chính quyền nhân dân các cấp từ ấp, xã, huyện, tỉnh, quyết không để cho Khmer Đỏ quay trở lại! Cùng với đó là việc tuyên truyền về Chính sách 11B và 8B của Mặt trận đoàn kết cứu quốc để mọi người đều biết, đều hiểu được. Bây giờ cha mẹ, cùng tất cả bà con đã thoát khỏi sự chém giết rồi, bà con có quyền làm chủ đất nước thực sự rồi, tự quyết định lấy vận mệnh của mình, được hưởng mọi quyền tự do.
Cha mẹ đã được ăn cơm nắm mà Bộ đội tình nguyện Việt Nam chia cho… bữa cơm “ngon nhất” ấy là kỷ niệm vô cùng sâu sắc không thể nào quên trong đời cha mẹ.
Hòa hợp dân tộc để hòa bình trọn vẹn
Sau năm 1979, đất nước vừa hòa bình, lại vừa có chiến tranh, bởi Khmer Đỏ luôn sẵn sàng đổ dầu vào lửa cuộc chiến bằng mọi hình thức hòng quay trở lại nắm quyền.
Dưới sự lãnh đạo của Samdek Hengsamrin, Samdek Cheasim, Samdek Hun Sen và đặc biệt được sự ủng hộ nhiệt tình trên mọi lĩnh vực của Bộ đội tình nguyện Việt Nam anh em, dã tâm của Khmer Đỏ đã bị thất bại, chế độ Cộng hòa dân chủ Campuchia đã vững bước đi lên, cuộc sống của người dân dần được đổi thay trong tự do, hạnh phúc và phát triển.
Ngày 23/10/1991, Hiệp định Paris được ký kết buộc các bên tranh chấp ở Campuchia chấm dứt cuộc nội chiến dai dẳng.
Cha mẹ đã vui mừng khôn xiết và không bao giờ có thể quên ơn Samdek Hun Sen - người anh hùng dân tộc và là người đứng đầu Chính phủ Campuchia, cùng đảng Nhân dân Campuchia với đường lối Chiến thắng – chiến thắng đã tạo những nhượng bộ cho nhóm Khmer Đỏ là đảm bảo an toàn về tính mạng, giữ nguyên chức vụ, tài sản, gia đình.
Đặc biệt để tạo niềm tin cho tàn quân Khmer Đỏ, đích thân Samdek đã tới lãnh địa của Khmer Đỏ, đó là một việc làm vô cùng nguy hiểm song Samdek đã nguyện lấy tính mạng của mình làm tín chấp với nguyện vọng tha thiết là mang lại hòa bình thực sự cho dân tộc, dưới sự trị vì của Nhà vua Shihanouk.
Lời tuyên bố hùng hồn của Samdek vẫn luôn in đậm trong tâm trí của mọi người chúng ta lúc đó: Nếu tôi chết thì chỉ chết có một mình tôi và người đồng hành cùng tôi mà thôi, nhưng nếu được trở về đúng như mong mỏi thì đó là toàn vẹn đất nước.
Như vậy, cuộc nội chiến kéo dài gần ba thập kỷ đã chấm dứt bằng đường lối Chiến thắng – chiến thắng để mang lại hòa bình trọn vẹn là hòa hợp dân tộc, thống nhất đất nước, an sinh và phát triển chưa từng có trong lịch sử đất nước Campuchia hơn 500 năm qua.
Quần thể Angkor được UNESCO công nhận là di sản thế giới |
Tài sản vô giá
Có được hòa bình này là tài sản vô giá của toàn dân tộc, mọi người chúng ta phải kiên quyết bảo vệ nó. Có hòa bình mới có ngày hôm nay, vì nó có được từ sự hy sinh xương máu của hàng vạn anh hùng Bộ đội tình nguyện Việt Nam cùng bộ đội Mặt trận đoàn kết cứu quốc và hàng triệu người dân Campuchia. Công ơn, nghĩa cử trời bể ấy sẽ luôn khắc sâu trong trang sử của chúng ta.
Đúng 11 giờ trưa, xe đưa đoàn gia đình chúng tôi đến địa điểm quy định một cách an toàn, quang cảnh huyện Vealveng như một thế giới bồng lai!
Cha tôi vừa nói vừa chỉ tay về phía rẫy bạt ngạt nào cao su, tiêu, cam, xoài, dứa cùng nhiều loại cây ăn trái khác đang vươn mình trỗi dậy như minh chứng cho tinh thần nỗ lực hết mình của người nông dân Campuchia.
Bên cạnh nhiều trang trại với các loại hoa màu nông nghiệp, còn có Trung tâm thủy điện Atay với khả năng cung cấp năng lượng lên đến 120 Mhw đáp ứng ở mức cao nhu cầu sử dụng cho các lĩnh vực xã hội, nhu cầu sinh hoạt và phát triển đất nước của chúng ta.
Campuchia là đất vàng dồi dào tài nguyên thiên nhiên cả trên mặt đất, trong lòng đất, dưới nước, chúng đều mang lại những lợi ích đa dạng và tài sản văn hóa tốt đẹp độc nhất vô nhị là Angkor Wat “di sản thế giới” mà một số quốc gia trên thế giới chưa thể có điều kiện như chúng ta được, khiến cho chúng ta là những người chủ đất nước càng thêm tự hào về ưu điểm vô giá này.
Tất cả những gì mà làm cho vùng này phát triển nhanh chóng như vậy là khởi nguồn từ việc đất nước được hòa bình, có hòa bình thì mới có phát triển.
Cuối cùng, những tên đầu sỏ độc tài cũng đã bị đưa ra xét xử trước lịch sử về những gì mà chúng đã gây ra từ những hành động dã man, tàn bạo với dân tộc mình.
Việc hoàn tất xử tù chung thân của tòa án là một việc làm vì công lý dành cho những tên đầu sỏ Khmer Đỏ đã sát hại nhân dân mình trong chế độ cai trị của chúng, nhất là đối với những linh hồn của hơn ba triệu người dân đã khuất. Đây là bài học lịch sử vô cùng chua xót dành cho toàn nhân loại, phải ghi nhớ mãi và không muốn cho lịch sử như vậy lặp lại.
Tướng Campuchia viết về kỷ niệm thời kỳ chống Pol Pot
Thiếu tướng Neang Sat, Phó chánh văn phòng Bộ Tư lệnh Quân cảnh Campuchia chia sẻ những kỷ niệm thời kỳ chống Pol Pot.
Thiếu tướng Neang Sat