{keywords}
 

Theo CNN, tòa án thường bãi bỏ các vụ kiện tương tự và dường như đơn kiện của ông Trump cũng không phải ngoại lệ. Đầu năm nay, các mạng xã hội lớn trên thế giới cấm ông Trump sau vụ bạo loạn Đồi Capitol ngày 6/1. Trong khi Twitter cấm ông Trump vĩnh viễn, Facebook đình chỉ tài khoản của ông ít nhất 2 năm. YouTube cho biết, có thể cho phép ông sử dụng lại dịch vụ khi nào công ty tin rằng rủi ro bạo lực thuyên giảm.

Các hãng công nghệ liên tục phủ nhận cáo buộc phân biệt đối xử giữa các đảng phái. Vụ kiện của ông Trump không gây ngạc nhiên khi trong nhiệm kỳ Tổng thống Mỹ, ông luôn chống lại những công ty nói trên. Mùa xuân 2020, ông ký sắc lệnh hành pháp nhằm “ngăn chặn kiểm duyệt trên mạng” và muốn Big Tech phải chịu trách nhiệm pháp lý lớn hơn.

Song, cho tới nay, các hãng công nghệ vẫn được phép điều hành nền tảng như họ muốn. Facebook, Twitter và YouTube đều dẫn lý do kích động bạo lực/rủi ro trong tương lai khi tuyên bố xóa bỏ tài khoản ông Trump.

Ông Trump thông báo vụ kiện trong cuộc họp báo hôm 7/7 (giờ địa phương) và đang đề nghị một tòa án ở Florida “ra lệnh dừng ngay hành động kiểm duyệt người Mỹ phi pháp, đáng xấu hổ của các công ty mạng xã hội”.

Trong đơn kiện, ông Trump tố hành động xóa tài khoản của Facebook, Twitter và YouTube vi phạm quyền Tu Chánh Án thứ nhất đối với tự do ngôn luận. Tuy nhiên, Điều 230 của Đạo luật Truyền thông năm 1934 lại bảo vệ các công ty trước những hành động như vậy. Đây chính là “tấm khiên” mà Big Tech thường dùng để thoát khỏi các vụ kiện về nội dung của người dùng.

Một trong các nguyện vọng của đơn kiện là tòa án ra lệnh cho các mạng xã hội phục hồi ngay lập tức tài khoản của ông Trump, cũng như yêu cầu xóa bỏ nhãn cảnh báo trên bài đăng của ông và tuyên bố Điều 230 vi hiến.

Vụ kiện của ông Trump có khả năng thành công hay không? Trong quá khứ và cả hiện tại, các nền tảng công nghệ luôn là mục tiêu của nhiều tổ chức và cá nhân. Vào tháng 5, bang Florida thông qua luật cho phép chính trị gia kiện mạng xã hội nếu bị đình chỉ hay xóa tài khoản. Dù vậy, tuần trước, một tòa án liên bang đã chặn luật này có hiệu lực vì vi phạm Tu Chánh án thứ nhất và mâu thuẫn với Điều 230.

Tại Quốc hội, nhiều dự luật được trình lên để thay đổi quy mô Điều 230 nhưng tới nay chưa có gì thay đổi. Điều 230 vẫn tồn tại, đồng nghĩa với vụ kiện của ông Trump khó thành.

Theo các chuyên gia pháp lý, đơn kiện của ông Trump thiếu thuyết phục. Chẳng hạn, luận điểm chính của đơn kiện là do mạng xã hội phối hợp với quan chức y tế về thông tin Covid-19, họ nên bị đối xử như một “chủ thể nhà nước”, là đối tượng tuân theo hạn chế về kiểm duyệt của Tu Chánh án thứ nhất. Đây là ý tưởng khiên cưỡng không dựa trên luật pháp và sự thật. Giáo sư Luật Carl Tobias của Đại học Richmond nhận xét: “Không tòa án nào đồng ý với lý thuyết này, vì vậy ông Trump dường như khó chiếm ưu thế”.

Còn Luật sư Andrew Schwartzman cho rằng, hợp tác giữa khu vực công – tư không biến doanh nghiệp thành chính phủ. “Mọi thứ trong đơn kiện đều không hợp lý”, ông nói.

Du Lam (Theo CNN)

TikTok, WeChat thoát lệnh cấm của cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump

TikTok, WeChat thoát lệnh cấm của cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump

Tổng thống Mỹ Joe Biden thu hồi một loạt sắc lệnh hành pháp nhằm vào TikTok, WeChat của người tiền nhiệm.