“Ngay bây giờ những nhà đàm phán và ngoại giao giỏi nhất của chúng tôi là những người lính”, bà Vereshchuk nói trong cuộc phỏng vấn với tờ El Periódico hôm 23/1, khi trả lời câu hỏi liệu có thể mong đợi Kiev bắt đầu đàm phán với Moscow trong tương lai gần hay không.
Bà Vereshchuk cho rằng “hiện tại điều đó là không thể”. Chúng tôi sẽ không tham gia vào bất kỳ cuộc đàm phán nào.
Phó Thủ tướng Ukraine cũng cho biết, “có những thường dân ở Bakhmut đang gặp nguy hiểm”.
“Chúng tôi muốn sơ tán họ, nhưng luật pháp không cho phép, chúng tôi buộc họ rời đi hoặc sơ tán con cái của họ mà không có sự đồng ý bằng văn bản của cha mẹ chúng. Tôi hy vọng xung đột sẽ kết thúc trong năm 2023”, bà Vereshchuk nói thêm.
Hy Lạp từ chối chuyển giao hệ thống phòng không S-300 cho Kiev
Bộ trưởng Quốc phòng Hy Lạp Nikolaos Panagiotopoulos cho biết, Hy Lạp sẽ không chuyển hệ thống tên lửa phòng không S-300 cho Ukraine, bất chấp yêu cầu của Mỹ, vì điều này sẽ làm suy yếu khả năng phòng thủ.
Khi được hỏi liệu Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken trong chuyến thăm có đề nghị Hy Lạp gửi thiết bị quân sự, bao gồm S-300 tới Ukraine hay không, ông Panagiotopoulos trả lời, Mỹ đã đề nghị Hy Lạp cung cấp S-300 từ lâu.
“Nhưng chúng tôi nói, không thể chấp thuận yêu cầu này, bởi như vậy sẽ làm suy yếu hệ thống phòng thủ của đất nước. S-300 được Hy Lạp mua vì những lý do nhất định và chừng nào những lý do này còn tồn tại, chúng tôi sẽ không đồng ý với bất kỳ sự suy yếu nào trong hệ thống phòng thủ”, ông Panagiotopoulos nhấn mạnh.
Bộ trưởng Quốc phòng Hy Lạp thừa nhận, việc hỗ trợ kỹ thuật tên lửa cho các hệ thống phòng không sẽ không phải là một nhiệm vụ dễ dàng.
Phương Tây vẫn chưa đảm bảo nguồn cung đạn ổn định cho Ukraine
Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Jens Stoltenberg cho rằng, phương Tây vẫn chưa thể đảm bảo ổn định việc cung cấp đạn pháo cho Ukraine.
“Cách duy nhất giữ được sự ủng hộ cho Ukraine là tham gia vào ngành công nghiệp quốc phòng để đảm bảo các đồng minh có được các hợp đồng dài hạn. Đây là những gì chúng tôi bắt đầu làm”, ông Stoltenberg trong cuộc phỏng vấn với kênh truyền hình Sky News.
Theo ông Stoltenberg, hiện nay nguồn cung cấp đạn dược của phương Tây cho Ukraine “không bền vững”, vì chi tiêu đang cao hơn nhiều mức cho phép.
Ông Stoltenberg nhận định cuộc xung đột ở Ukraine đang trở thành một “trận chiến hậu cần”. Đồng thời, ông nhắc lại rằng NATO sẽ hỗ trợ Ukraine “cho đến chừng nào còn có thể”.