Cái kết buồn của chuyện cổ tích

Câu chuyện cổ tích hiện đại của Đan Mạch không kết thúc có hậu như năm 1992, khi họ được tham dự EURO rồi tiến một mạch đến với danh hiệu vô địch.

{keywords}
Chuyện cổ tích Đan Mạch đã dừng lại

Trong kỳ EURO lần thứ 16, cuộc phiêu lưu của Đan Mạch dừng lại ở vòng bán kết, sau 120 phút căng thẳng và có cả tranh cãi với đội tuyển Anh.

Rất nhiều chuyên gia và người hâm mộ trên thế giới cho rằng Đan Mạch bị loại là kết quả không công bằng, với tình huống phạt đền có phần oan uổng ở phút 104, sau hai hiệp chính hòa 1-1.

Sterling đột phá vào vòng cấm và ngã khi lực tác động từ Maehle rất nhỏ. Chưa kể, có quả bóng thứ hai hiện diện trên sân trong tình huống dẫn đến phạt đền.

Trọng tài Makkelie (Hà Lan) kiên trì với quyết định của mình. Đội ngũ VAR cũng không can thiệp sâu vào tình huống này, dẫn đến những tranh cãi bất tận.

"Đó không phải quả phạt đền", HLV Jose Mourinho bình luận. "Đội mạnh hơn đã chiến thắng. Anh xứng đáng vào chung kết và thi đấu tuyệt vời. Nhưng với tôi, đó không thể là phạt đền.

Tôi mừng cho đội tuyển Anh. Nhưng với tư cách một người làm trong thế giới bóng đá, tôi thất vọng với quyết định được đưa ra".

{keywords}
Đan Mạch đọng lại nhiều tình cảm trong lòng người hâm mộ

Cựu HLV Arsene Wenger, các huyền thoại Roy Keane hay Gary Neville cũng đưa ra quan điểm thổi phạt đền là không chính xác.

Nếu trọng tài Makkelie kỹ lưỡng hơn trong việc tham khảo VAR, cũng như nghiêm khắc trước việc thường xuyên có hai quả bóng trên sân, trận đấu có thể sẽ khác đi rất nhiều.

Tất nhiên, điều đó không có nghĩa là Đan Mạch thắng Anh, mà ít nhất những tranh cãi không xuất hiện sau trận đấu.

Những trái tim quả cảm

Cuộc phiêu lưu của Đan Mạch ở EURO 2020 bắt đầu bằng cú sốc Christian Eriksen ngừng tim, được sơ cứu trên sân trước khi nhập viện và thoát khỏi tử thần.

Các cầu thủ Đan Mạch sau đó bị UEFA buộc phải tiếp tục thi đấu trong lúc tâm trạng bất ổn (nếu không, sẽ bị xử thua 0-3). Họ thua Phần Lan trong những phút trận đấu tiếp diễn sau tai nạn của Eriksen.

Trận tiếp theo của Đan Mạch là thất bại 1-2 trước Bỉ. Một trận thua vì yếu tố may mắn, khi họ không hề kém hơn đối phương.

Đan Mạch sau đó trở thành đội bóng đầu tiên trong lịch sử giành vé knock-out dù thua 2 trận đầu tiên ở một kỳ EURO.

{keywords}
Đan Mạch có một hành trình quả cảm

Nếu có một đội bóng chiếm được tình cảm của người hâm mộ nhiều nhất, đó chắc chắn phải là Đan Mạch.

Italy trình diễn thứ bóng đá đẹp nhất, cho đến trước trận bán kết với Tây Ban Nha (hòa 1-1 sau 120 phút, thắng luân lưu 4-2). Nhưng Đan Mạch mới là đội đọng lại nhiều cảm xúc nhất trong lòng người hâm mộ.

Không ngôi sao, nhưng Đan Mạch thành công với thứ bóng đá nhiệt tình, sự gắn kết tập thể và chiến thuật hiện đại. Những chú lính chì bằng trái tim quả cảm viết nên câu chuyện kỳ diệu.

Họ chiến đấu, tấn công đúng với biệt danh "thùng thuốc nổ" (Danish Dynamite).

Bên cạnh những chiến tích tuyệt vời, trước khi dừng bước, Đan Mạch tạo dấu ấn đặc biệt khác cho EURO 2020: chàng trai 21 tuổi Damsgaard là cầu thủ đầu tiên ghi bàn từ đá phạt trực tiếp.

Phép màu năm 1992 không lặp lại. Nhưng Đan Mạch có quyền ngẩng cao đầu rời cuộc chơi và hướng đến thành công ở World Cup 2022.

Kim Ngọc

Trận chung kết EURO 2020 diễn ra ở đâu, khi nào?

Trận chung kết EURO 2020 diễn ra ở đâu, khi nào?

Sau gần một tháng tranh tài, VCK EURO 2020 đã đi đến những trận đấu cuối cùng, 4 đội bóng xuất sắc nhất góp mặt ở vòng bán kết gồm Italy, Anh, Đan Mạch và Tây Ban Nha.