Chiều 4/4, Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 và phục hồi kinh tế đã họp báo thông tin về tình hình dịch bệnh và một số lĩnh vực khác trên địa bàn thành phố.
Tại buổi họp báo, bà Phạm Khánh Phong Lan, Trưởng Ban quản lý an toàn thực phẩm TP.HCM đã có trao đổi về phản ánh của báo chí liên quan đến đường dây cung cấp thịt heo bẩn bị phát hiện trên địa bàn.
Bà Phạm Khánh Phong Lan |
Theo bà Lan, vấn đề nói trên trách nhiệm chính thuộc về lĩnh vực của Nông nghiệp, nhưng do cũng nắm được sự việc nên có thể trao đổi một số thông tin. .
“Theo tôi được biết, các cơ quan chức năng đang xem xét kỷ luật các cán bộ thú y liên quan đến đường dây cung cấp thịt heo bẩn mà báo chí phanh phui. Sự việc xảy ra là có sự che giấu và qua mặt cơ quan chức năng.
Đồng thời, Ban quản lý an toàn thực phẩm sẽ đề xuất cơ chế quản lý chặt chẽ hơn, có sự tham gia từ đầu về giám sát của Ban”, bà Lan thông tin.
Người đứng đầu Ban quản lý an toàn thực phẩm cũng cho biết, tuy thành phố đã có chương trình truy xuất nguồn gốc heo, nhưng rõ ràng là có việc phát hiện như báo chí phản ánh (về thịt heo bẩn).
Bà Lan cũng thông tin, sau khi báo chí phản ánh với 5 địa chỉ cụ thể tiêu thụ thịt heo bẩn, các cơ quan chức năng đã tiến hành kiểm tra.
Cụ thể, trong 5 đơn vị kinh doanh thịt cá thể, khi đột xuất kiểm tra thì có hai cơ sở (tại Hóc Môn) có 924kg thịt không rõ nguồn gốc, bị xử phạt 50 triệu và phải tiêu hủy thịt; một cơ sở tại quận Bình Thạnh ngày 17/3 đã bị phường xử phạt kinh doanh thịt không có nguồn gốc xuất xứ và giấy tờ. Còn hai đơn vị khác khi đến kiểm tra đã không còn kinh doanh thịt heo.
Tuy nhiên, theo bà Lan, không nên vì một vụ việc báo chí phát hiện vừa qua mà kết luận thịt heo bẩn tràn lan trên thị trường hiện nay.
“Trách nhiệm của các cơ quan chức năng, nhất là cán bộ thú y về tổng thể phải làm tốt, cá nhân nào vi phạm sẽ bị xử theo quy định pháp luật. Đồng thời, phải nỗ lực không để thịt heo bẩn tràn làn trên thị trường như câu hỏi mà báo chí phản ánh”, bà Lan chia sẻ.
Bà Lan cũng giãi bày, để dẹp thịt heo bẩn hay thực phẩm không an toàn thì không chỉ Ban an toàn thực phẩm mà còn nhiều cơ quan, địa phương chung tay, trên hết là ý thức của người dân.
Theo bà Lan, người dân nên mua thực phẩm tại những địa chỉ hợp pháp, thực phẩm có nguồn gốc. Không nên mua thực phẩm từ các địa chỉ bán tự phát, không rõ nguồn gốc.
Cũng theo Trưởng Ban quản lý an toàn thực phẩm, vấn đề giết mổ trên địa bàn TP.HCM cũng tồn tại nhiều vấn đề, ví dụ như từng có việc tiêm thuốc mê vào cho heo bị phát hiện, xử lý. Ban cũng đã đề xuất lãnh đạo thành phố về cơ chế quản lý tốt hơn, đảm bảo sự nghiêm túc của cán bộ thú y.
Bà Lan cũng thông tin, thành phố đã triển khai từ lâu chương trình dẹp tất cả các lò mổ nhỏ lẻ, chỉ tập trung các lò lớn, để quản lý tốt hơn. Tuy nhiên, bà cũng thừa nhận, có nhiều hoàn cảnh và nguyên nhân nên các lò mổ công nghiệp quy mô lớn vẫn chưa làm xong.
Điều đáng nói, những lò mổ heo lậu này mỗi ngày cung cấp ra thị trường cả nghìn con heo, trong đó có những con heo dịch bệnh, heo chết và không qua kiểm dịch của lực lượng thú y.
Khi những người đứng đầu vi phạm trong vụ Việt Á
Vụ Việt Á đang dần đi vào hồi kết. Vai trò của 2 bộ chủ chốt là Bộ Khoa học và Công nghệ và Bộ Y tế đã được làm rõ bước đầu.
Hồ Văn