Luật sư tư vấn:
Ghen tuông là tâm lý bản năng của con người, nó chỉ có thể được kiểm soát bằng lý trí và khả năng làm chủ hành vi của mỗi người. Nguyên nhân của ghen tuông xuất phát từ sự không tin tưởng khi nửa kia có hành vi lừa dối, ngoại tình từ đó có thể chuyển hóa thành hành động là đánh ghen.
Hành vi ngoại tình vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng. Nhưng nếu người trong cuộc không khôn khéo ứng xử và bình tĩnh thì có thể là nạn nhân và cũng là người vi phạm pháp luật. Tùy hành vi của người đánh ghen mà sẽ bị pháp luật xử lý, có thể từ xử phạt vi phạm hành chính đến truy cứu trách nhiệm hình sự.
Đánh ghen nơi công cộng có thể bị truy cứu TNHS |
Ở mức độ nhẹ, hành vi đánh ghen gây mất trật tự công cộng theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ - CP sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng. Trường hợp hành vi đánh ghen xâm hại hoặc thuê người khác xâm hại đến sức khoẻ người khác sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng căn cứ theo điểm e, khoản 3 Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP.
Trường hợp hành vi đánh ghen gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 134 của Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác và bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
Luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Công ty luật TNHH Đức An, Thanh Xuân, Hà Nội.
Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ banbandoc@vietnamnet.vn (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ)
Ban Bạn đọc
Khởi kiện khi bị bôi nhọ trên Facebook
Trên Facebook xuất hiện 1 tài khoản đăng tải những bài viết mang tính bôi nhọ, xúc phạm danh dự của tôi, nhưng tôi không biết ai đã làm. Xin hỏi như vậy tôi muốn kiện được không? Thủ tục ra sao?