Vẫn với phong cách gần gũi, chân chất của một anh chàng “thợ cơ khí” sinh ra và lớn lên ở vùng quê Yên Nghĩa, Hà Đông năm nào, Nguyễn Lớp chia sẻ cuộc hành trình đến với nghệ thuật của mình khiến không ít người ngạc nhiên.

{keywords}
Đạo diễn Nguyễn Lớp 

Làng Yên Nghĩa, Hà Đông (Hà Nội) xưa kia là làng trồng mía và làm mật mía, cho nên lúc Nguyễn Lớp còn nhỏ gia đình anh cũng theo nghề ấy của làng, kéo đường làm mật. Riêng Nguyễn Lớp học xong trung học phổ thông anh trở thành thợ cơ khí, gò hàn, sửa chữa ô tô.

“Quê hương tôi có rất nhiều lễ hội, đây cũng là cái duyên đưa tôi đến với nghệ thuật. Tôi còn nhớ năm ấy khi tôi còn rất nhỏ, khi làng đang cần một diễn viên múa cho phần Lễ trong hội, ông nội cho tôi vào để múa trong đội Bát Âm. Sau khi múa, được người làng khen là múa dẻo và thưởng cả tiền nên tôi cảm thấy rất vui.

Tôi tự nhận thấy bản thân có thể lấy được tiếng cười của mọi người, nên từ đó thích lên sân khấu để diễn trò cho khán giả xem. Suốt thời gian đó tôi chỉ nghĩ đến việc làm điều mình thích chứ chưa có gì nổi trội nên cũng không dám mơ ước được theo con đường nghệ thuật. Vì gia đình tôi không có điều kiện”, đạo diễn trẻ tâm sự.

Sau khi học xong trung học phổ thông, mặc dù đã có trong tay nghề cơ khí nhưng anh chàng “gò hàn” vẫn muốn “thử một phen” bằng cách đăng ký thi thanh nhạc tại trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội. Nhưng không hiểu thế nào mà lúc vào thi lại là chuyên ngành sân khấu. Đi thi với tâm thế “thử một phen” và cũng không nghĩ là mình sẽ đỗ, thế nhưng cái “duyên” nghệ thuật đã gõ cửa để Nguyễn Lớp có một tấm vé bước vào làng giải trí, cống hiến sức mình cho nghệ thuật.

“Nhiều lúc tôi vẫn nghĩ làm sao mình lại có thể làm được điều đó?”, đạo diễn chia sẻ. Anh cũng luôn tâm niệm rằng, điểm khởi đầu tuy có thuận lợi nhưng để đi đến thành công là nhờ có các thầy cô ở trường đại học và các nghệ sĩ gạo cội đi trước dẫn dắt. Bên cạnh đó là những đam mê cháy bỏng với nghệ thuật đã ngấm vào anh từ tấm bé đến tận bây giờ và mai sau.

Sau khi tốt nghiệp, Nguyễn Lớp trở thành diễn viên với nhiều vai diễn đa dạng, tuy nhiên, anh thực sự “khởi sắc” khi đến với vai trò đạo diễn.

“Được làm diễn viên rồi trở thành đạo diễn, đó là điều tôi vô cùng tự hào và biết ơn các thế hệ thầy, cha chú đi trước đã hỗ trợ tôi như NSND Quốc Anh, NSND Minh Hằng, NSƯT Tiến Quang, Quang Tèo, nghệ sĩ Thanh Hương và đặc biệt là đạo diễn Mai Long, một người anh thân thiết luôn hỗ trợ giúp đỡ tôi khi làm nghề”, Nguyễn Lớp xúc động nói.

Nổi lên với loạt gameshow trên VTV3 như Lựa chọn của trái Tim, Kèo này ai thắng; Quý ông hoàn hảo, Quý cô hoàn hảo của HTV7...; Phim sitcom Khu dân cư rắc rối; seri phim Xả xì chét trên VTV3, Mõ làng được phát sóng trên hệ thống Digital… Nguyễn Lớp cho biết bản thân anh không kén chọn thể loại nào, bởi mỗi thể loại từ sitcom đến gameshow, phim ngắn, phim Tết, truyền hình… đều có những thú vị riêng mà bản thân người nghệ sĩ, người đạo diễn cần trải nghiệm, thử sức.

Đạo diễn Nguyễn Lớp cho rằng, thể loại sitcom và gameshow truyền hình cũng là xu hướng mà khán giả rất thích xem, cho nên nhiều năm qua anh đã miệt mài theo đuổi hai dòng nghệ thuật giải trí này. Nhưng anh cũng vẫn làm những phim Tết và nhiều chương trình mang những câu chuyện ý nghĩa nhân văn sâu sắc, gửi đến khán giả những thông điệp cuộc sống như chương trình Mõ làng, Hài hại não phát trên VTV cab, AVG.

{keywords}
Đạo diễn Nguyễn Lớp trên phim trường

Vẫn theo đuổi dòng sản phẩm giải trí, Nguyễn Lớp hy vọng những trải nghiệm của mình qua nhiều chương trình sẽ mang đến cho khán giả nhiều sản phẩm mang tính giải trí cao và có ý nghĩa. Trong cuộc hành trình chinh phục nghệ thuật sẽ có lúc thăng trầm, nhưng điều quan trọng nhất vẫn là sự nghiêm túc trong nghệ thuật và hướng đến thẩm mỹ của khán giả, tôn trọng khán giả.

“Cùng chuẩn bước sang thềm năm mới Nguyễn Lớp xin kính chúc toàn thể mọi người một năm mới nhiều niềm vui và nhiều may mắn!”, đạo diễn trẻ gửi lời chúc tới người hâm mộ và công chúng yêu nghệ thuật trước thềm năm mới.

9X Sài Gòn khởi nghiệp thành công với chiếc 'túi biết thở'

9X Sài Gòn khởi nghiệp thành công với chiếc 'túi biết thở'

Câu chuyện về hàng nông sản bị hư hỏng nhiều trong quá trình xuất khẩu đã khiến cô gái sinh năm 1991 tạo ra chiếc "túi biết thở”, giúp bảo quản thực phẩm tốt hơn.

Lê An