Lười biếng có kiểm soát
Anna Bykova là bà mẹ "lười biếng" và không xấu hổ khi thừa nhận điều này. Nhà tâm lý học người Nga, tác giả của một số cuốn sách bán chạy nhất thậm chí còn tỏ ra tự hào, bởi cô tin đang trao cho con cơ hội để trở nên tự lập.
Tuy nhiên, sự "lười biếng" của Anna không đồng nghĩa với nằm dài trên ghế sofa cả ngày và bỏ mặc con. Triết lý dạy con của cô là đôi khi bạn nên nghỉ tay và để đứa trẻ bảy tuổi tự chuẩn bị một số món ăn nhằm cải thiện kỹ năng vận động
. Nó cũng có nghĩa rằng bạn hãy nhờ con lau sàn, rửa chén phụ bố mẹ, dù có thể phải tự lau dọn lại thêm lần nữa vào một lúc khác khi con không nhìn thấy. Về cơ bản, phương pháp nuôi dạy con này trái ngược với việc bao bọc thái quá.
Đó cũng là đặc điểm chung của bố mẹ những đứa trẻ tự lập.
Không cố gắng trở thành người mẹ lý tưởng
Thực tế nhiều bà mẹ như thế, luôn so sánh con mình với những đứa trẻ khác hết vấn đề này đến vấn đề khác, để rồi lo lắng và bất an luôn luôn. Họ lúc nào cũng kỳ vọng con cái mình sẽ phải được như "con nhà người ta". Rồi người mẹ ấy sẽ tìm đọc những cuốn sách về nuôi dạy trẻ, đi dự hết hội thảo này đến hội thảo khác, thu thập thông tin trên internet, dốc hết tâm sức cốt để nuôi dạy con một cách lý tưởng nhất.
Sách và internet viết rất nhiều thứ, chẳng hạn như: "Hãy khen trẻ để nuôi dạy trẻ", "Cách dạy con phát triển trí não thông minh", "Dạy trẻ biết cảm thông và quan tâm người khác", v.v…, rất nhiều thông tin hấp dẫn các bà mẹ như thế nhưng rồi cũng khiến họ "rối" hết cả lên. Thế nhưng, những phương pháp nuôi dạy theo đuổi hình mẫu "Người mẹ lý tưởng" hay "Người con lý tưởng" rồi sẽ tạo ra những đứa trẻ bất hạnh.
Cha mẹ những đứa trẻ tự lập luôn biết rõ họ không cố gắng để hoàn hảo. Chính khuyết điểm mà họ có sẽ giúp những đứa con trở nên tự lập hơn.
Những đứa trẻ tự lập không bao giờ được dạy thế này! Ảnh minh họa.
Luôn hiểu mấu chốt là do "trẻ không biết cách làm"
Cha mẹ nuôi dạy trẻ tự lập luôn biết cách để "điều khiển" đứa con của mình. Những cha mẹ này hiểu rằng, với nhiều việc, không phải trẻ không làm được mà là “trẻ không biết cách làm”. Vì thế cách cha mẹ dạy trẻ cũng như tạo ra môi trường thích hợp nhất để trẻ học hỏi như nào sẽ quyết định đến việc trẻ có thể tự mình làm được một mình hay không. Cụ thể:
- Dù chưa nói sõi nhưng trẻ đã biết giằng lấy cái thìa đòi tự mình xúc, đòi tự đánh răng, tự đi giày… khi ấy việc cha mẹ cần làm là hãy “thu tay lại và dõi theo” hành động của trẻ như là sự tiếp nhận mong muốn của trẻ. Hãy quan sát xem trẻ có thể làm được đến đâu, chỗ nào là khó đối với trẻ, chỗ nào là trẻ vướng mắc không làm tiếp được để từ đó đưa ra những cách chỉ dẫn trẻ làm cho phù hợp.
- Khi muốn dạy trẻ làm gì thì hãy chỉ chọn một việc để dạy thôi. Nếu dạy quá nhiều thứ một lúc thì bạn đừng ngạc nhiên là đã dạy rồi mà trẻ chẳng nhớ được gì.
- Hành động cần được chia ra làm các bước rõ ràng, chỗ nào khó làm đi làm lại nhiều lần cho trẻ nhìn.
- Cho trẻ nhìn theo và bắt chước hành động của mình: Hành động phải thật chậm rãi, có trình tự và trật tự làm sao trẻ nhìn thấy rõ. Trẻ con không có tốc độ lí giải ngay như người lớn được nên cách dạy sẽ khác với người lớn. Vì trẻ con sẽ muốn lưu lại hình ảnh 24 hình /phút thay vì người lớn muốn lưu hình ảnh 24 hình/giây.
Ví dụ như khi dạy trẻ gấp cái áo thì mẹ hãy làm thật chậm từ bước gấp hai tay, rồi đến thân áo, sau đó gấp đôi lại nhưng không cần mẹ phải thuyết minh từng bước cho trẻ nghe.
- Nguyên tắc “Đừng nói mà hãy hành động” tức là: Đừng thuyết minh hay giải thích gì khi làm cho trẻ nhìn. Sau khi hành động xong hết rồi mới bắt đầu giải thích cho trẻ. Ví dụ như con nhớ không mẹ gấp áo bắt đầu từ gấp tay phải, tay trái, đến thân áo, rồi gấp đôi lại… Tránh dùng từ hàm ý chê bai, gây sự tự ti cho trẻ kiểu như “đấy, con đã hiểu chưa”, “mẹ dạy rồi mà vẫn không biết làm à”.
- Đừng bao giờ tỏ ra sốt ruột vì trẻ thất bại nhiều lần thì mới thành công được, nhưng đó là sự thành công vô cùng giá trị đối với cuộc đời trẻ.
- Đừng bao giờ vừa làm cho trẻ xem lại vừa nói đính chính kiểu lên giọng với trẻ khi đang dạy trẻ: “đây, làm như này này”, hay muốn nói cho con biết chỗ sai kiểu như “con đã thấy mình làm sai chưa, đúng không”, thì sẽ chỉ khiến trẻ tụt hứng mà không thêm làm tiếp nữa.
- Cuối cùng là mỗi đứa trẻ sẽ có tính cách và ý chí khác nhau, nên cha mẹ hãy quan sát con mình để tìm ra thời điểm phù hợp để bắt đầu dạy trẻ những thói quen tự lập. Nhanh chậm không quan trọng bằng việc trẻ thu được gì cho bản thân từ những việc làm ấy, và không bị làm mất đi hứng thú.
Vì thế mình sẽ không ghi ra khung rõ ràng rằng ở tuổi này trẻ cần làm được cái gì, chỉ cần từ 0 - 3 tuổi trẻ được nuôi dưỡng khả năng khẳng định bản thân, biết chăm sóc vệ sinh cá nhân, những điều cơ bản liên quan đến bản thân trong sinh hoạt hàng ngày là được.
Bí quyết nuôi dạy con thành người hạnh phúc và thành đạt
Ngày con cất tiếng khóc chào đời cũng là ngày giọt nước mắt mẹ tuôn rơi trong hạnh phúc. Bởi con chính là quả ngọt của tình yêu, là món quà kỳ diệu nhất mà tạo hóa đã ban tặng cho cha mẹ.
Theo Gia đình và Xã hội