Theo The New Zealand Herald đưa tin, du khách June Armstrong, 77 tuổi, đã bay từ thành phố Christchurch, New Zealand đến sân bay Brisbane, Australia, vào ngày 2/5 vừa qua. Nữ du khách bị phạt 1.995 USD (khoảng 48.418 triệu đồng) vì mang một chiếc bánh mì kẹp thịt gà chưa ăn vào Australia.
Theo báo cáo, một nhân viên tuần tra biên giới sau đó đã khuyên Armstrong kháng cáo khoản tiền phạt. Tuy nhiên, khi cố gắng kháng cáo khoản tiền phạt, cô chỉ nhận được một loạt phản hồi tự động từ phía nhà chức trách Úc, cuối cùng bà vẫn phải trả số tiền đó.
Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản Úc đã phản hồi vụ việc khoảng 6 tháng sau, sau khi được tờ The New Zealand Herald thay mặt người phụ nữ để liên hệ.
Armstrong cho biết, bà đã cất chiếc bánh mì kẹp thịt trong túi xách của mình trước chuyến bay. Sau đó, khi khai tờ khai hải quan, bà lại quên khai báo về chiếc bánh mì.
Armstrong nói với báo chí rằng bà gặp khó khăn trong việc trả tiền phạt vì đó là một khoảng tiền lớn so với vài đồng lương hưu của cả 2 vợ chồng.
“Tất cả mọi người sau khi nghe đến số tiền phạt đều chết lặng, họ không thể tin được", bà Armstrong nói thêm.
Trong một tuyên bố, người phát ngôn của Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản Úc cho biết, bà June Armstrong chỉ có thể mang bánh mì kẹp thịt vào nước này nếu có giấy phép nhập khẩu.
“Thịt có các điều kiện nhập khẩu nghiêm ngặt và có thể thay đổi nhanh chóng do dịch bệnh bùng phát. Du khách có thể bị phạt tới 6.260 đô la Úc (khoảng 4.100 USD) vì mang các mặt hàng thực phẩm trái phép vào nước này”, người phát ngôn nói.
Đây không phải là lần đầu tiên du khách bị phạt vì mang đồ ăn không được khai báo qua sân bay Australia. Vào tháng 8, một hành khách đã bị phạt 1.200 USD vì mang hoa hồng đi dạo tại sân bay ở Australia. Và vào tháng 8 năm ngoái, một hành khách đã bị phạt 1.870 USD vì mang theo bánh mì McMuffin trên chuyến bay từ Bali đến Úc.
Du khách mang thực phẩm vào Úc cần phải khai báo trên thẻ hành khách nhập cảnh.
Trang web của Lực lượng Biên giới Australia (ABF) nêu rõ: "Các nhân viên an toàn sinh học có thể cần kiểm tra một số thực phẩm bạn mang theo bên mình"
Các sản phẩm bánh mì có thể được mang vào Úc để tiêu dùng cá nhân nhưng không được chứa thịt hoặc các sản phẩm động vật không đóng hộp. Nếu khách du lịch không khai báo các mặt hàng được cho là có rủi ro an toàn sinh học cao, mức nộp phạt có thể lên đến thang 12 điểm (trị giá khoảng 4.100 USD), tùy thuộc vào mức độ rủi ro của hàng hóa.