Nhằm xây dựng cơ chế đánh giá hiệu quả công tác PBGDPL có tính khoa học, khách quan, toàn diện, chặt chẽ, khả thi, khắc phục những khó khăn, bất cập, góp phần đưa công tác này ngày càng đi vào thực chất, Bộ Tư pháp đã tham mưu Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 979/QĐ-TTg ngày 12/8/2022 phê duyệt Đề án “Thí điểm đổi mới hoạt động đánh giá hiệu quả công tác PBGDPL” (Đề án).
Để đạt được mục tiêu đến năm 2030: “Thượng tôn Hiến pháp và pháp luật trở thành chuẩn mực ứng xử của mọi chủ thể trong xã hội”, Đề án đưa ra 5 nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu theo lộ trình thời gian thực hiện từ năm 2022 đến năm 2026, trong đó Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Tư pháp xây dựng và ban hành Bộ tiêu chí chung về đánh giá thí điểm hiệu quả công tác PBGDPL.
Thực hiện nhiệm vụ này, thời gian qua, Bộ Tư pháp đã nghiên cứu, xây dựng dự thảo Khung tiêu chí chung đánh giá thí điểm hiệu quả công tác PBGDPL theo hướng kết hợp đánh giá quá trình quản lý nhà nước, tổ chức hoạt động PBGDPL và đánh giá về sự thay đổi trong nhận thức, ý thức pháp luật của đối tượng được PBGDPL.
Trên cơ sở Khung tiêu chí chung, các bộ, cơ quan ngang bộ và địa phương thí điểm thực hiện Đề án sẽ xây dựng tiêu chí cụ thể phù hợp với đặc thù của cơ quan, địa phương để thực hiện việc đánh giá thí điểm.
Nhờ đó, công tác PBGDPL trong thời gian qua đã có những chuyển biến tích cực thông qua việc tổ chức các hội thảo, hội nghị, trợ giúp viên pháp lý, tờ rơi, băng rôn, khẩu hiệu..., hầu hết các lực lượng trong xã hội đều được huy động tham gia công tác này.
Đặc biệt, ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, lực lượng biên phòng, cảnh sát biển đã được huy động nhằm phát huy tối đa việc PBGDPL cho người dân.
Bên cạnh đó, Bộ Tư pháp còn đang nghiên cứu, triển khai ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác này, đó là “trợ lý ảo”.