XEM CLIP:

Đền Bà Triệu nằm dưới chân ngọn núi Gai ngay sát QL1A, đoạn đi qua thôn Phú Điền, xã Triệu Lộc. Đây là nơi bà Triệu (tức nữ anh hùng dân tộc Triệu Thị Trinh, một người con của huyện Quan Yên, quận Cửu Chân nay thuộc huyện Yên Định, Thanh Hóa) lãnh đạo cuộc khởi nghĩa năm 248 chống quân Ngô xâm lược.

Theo sử sách ghi lại, bà Triệu, tức Triệu Thị Trinh, sinh ngày 2/10, năm Bính Ngọ (226). Bà  mồ côi cha mẹ từ nhỏ, ở với anh là Triệu Quốc Đạt, một hào trưởng ở Quan Yên. Năm 20 tuổi, Triệu Thị Trinh cùng anh trai chiêu mộ tráng sĩ dấy binh khởi nghĩa. Sức mạnh của nghĩa quân ngày càng lớn mạnh, khiến quân giặc khiếp sợ. Tuy nhiên, Triệu Quốc Đạt lại lâm bệnh qua đời, Triệu Thị Trinh được tôn làm chủ tướng.

Thấy vậy, quân Ngô cử 8.000 quân hùng mạnh cùng nhiều viên tướng giàu kinh nghiệm trận mạc sang đàn áp nghĩa quân. Do lực lượng quá chênh lệch, nghĩa quân của nữ tướng xứ Thanh thất bại. Bà Triệu tuẫn tiết tại núi Tùng (Hậu Lộc) vào ngày 22/2, năm Mậu Thìn (248). Để tưởng nhớ công lao của bà, nhân dân địa phương đã lập đền thờ bà trên núi Gai.

Đền Bà Triệu được vua Lý Nam Đế xây dựng lại vào thế kỷ VI.
Khu di tích đền bà Triệu được xây dựng theo hình thức kiến trúc truyền thống vùng đồng bằng Bắc Trung Bộ với diện tích 3,83ha. Bố cục kiến trúc tổng thể bao gồm từ ngoài vào trong: Cổng ngoại, hồ nước hình chữ nhật, bình phong, cổng nội, tả hữu mạc, tiền đường, trung đường và hậu cung.
Khu di tích đền Bà Triệu không chỉ là chốn linh thiêng với các quần thể kiến trúc có giá trị về lịch sử văn hóa, mà còn là nơi có phong cảnh đẹp để du khách tưởng niệm và tham quan vãn cảnh.
Bên cạnh những vẻ đẹp giản dị cổ kính ngôi đền còn có những nét kiến trúc độc đáo.
Ngôi đền được xây dựng theo đúng kiến trúc của Bắc Trung Bộ, vừa trầm mặc, cổ kính nhưng cũng rất tinh tế. Hiện tại, nơi đây còn lưu giữ nhiều cổ vật, các kho tàng sự tích, ca dao, huyền thoại và cả những hiện vật hiếm có.
Các đỉnh của cột, mái đền được chạm khắc có chim phượng lá lật, lồng đèn được chạm hình tứ linh, bức tường hai bên được chạm nổi tượng voi chầu...
Năm 2015, đền Bà Triệu được công nhận là di tích quốc gia đặc biệt thứ 2 của Thanh Hóa. Trước đó, quần thể di tích lịch sử Lam Kinh được Bộ Văn hóa, Thể Thao và Du lịch công nhân là di tích quốc gia đặc biệt vào năm 2013.
Hậu cung được xây dựng theo kiến trúc gỗ 3 gian 2 chái và có phần mái cong. Công trình được trang trí với hoa lá, rồng hóa, vân mây cầu kỳ, đặc sắc…
Thanh Hóa dự kiến xây Tượng đài bà Triệu đặt trên núi Gai, là điểm nhấn trong dự án tu bổ, tôn tạo di tích lịch sử này. Dự án có tổng vốn khoảng 256 tỷ đồng, gồm khu hạ tầng kỹ thuật quy mô khoảng 5ha, và tượng đài bà Triệu được làm bằng chất liệu đồng, cao 36m.
Chuyện kì bí ở ngôi đền linh thiêng bậc nhất xứ Nghệ

Chuyện kì bí ở ngôi đền linh thiêng bậc nhất xứ Nghệ

Đền Cuông toạ lạc trên núi Mộ Dạ, xã Diễn Trung, huyện Diễn Châu, Nghệ An là ngôi đền thờ Thục Phán An Dương Vương. Không chỉ là nơi thờ tự linh thiêng, ngôi đền này còn có những câu chuyện về sự trùng lặp đầy bí ẩn.