Cụ thể, trong năm 2022, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội dự kiến tuyển 7.500 chỉ tiêu cho 59 chương trình đào tạo như năm 2021. Các chương trình đào tạo mới sẽ được thông báo trong tháng 3/2022.
Đối với phương thức xét tuyển tài năng, trường tuyển 20 - 30% tổng chỉ tiêu, gồm xét tuyển thẳng học sinh giỏi theo quy định của Bộ GD-ĐT; xét tuyển dựa trên các chứng chỉ quốc tế SAT, ACT, A-Level; xét tuyển dựa trên kết quả và thành tích học tập phổ thông kết hợp phỏng vấn.
Những thí sinh đăng ký phải được công nhận tốt nghiệp THPT; riêng đối với phương thức xét tuyển chứng chỉ hoặc thành tích học tập, điểm trung bình chung học tập từng năm học lớp 10, 11 và 12 của thí sinh phải đạt từ 8 trở lên.
Với phương thức xét tuyển theo kết quả kỳ thi đánh giá tư duy, trường tuyển 60 - 70% tổng chỉ tiêu.
Thí sinh sẽ chọn các phần thi tương ứng của bài thi đánh giá tư duy để đăng ký vào các chương trình đào tạo, cụ thể như sau: Thí sinh đăng ký xét tuyển tất cả các chương trình, chọn Toán – Đọc hiểu – Tiếng Anh và Khoa học tự nhiên hoặc Toán – Đọc hiểu – Khoa học tự nhiên.
Thí sinh đăng ký xét tuyển các ngành Elitech, Kinh tế quản lý, Đào tạo quốc tế, Ngôn ngữ Anh, chọn Toán – Đọc hiểu – Tiếng Anh. Với ngành Ngôn ngữ Anh có môn chính là tiếng Anh (khi xét tuyển được tính hệ số 2).
Ngoài ra, ở phương thức này, thí sinh phải có điểm trung bình chung 6 học kỳ của mỗi môn học ở bậc THPT đạt từ 7 trở lên thuộc một trong những tổ hợp quy định.
Kỳ thi đánh giá tư duy Đại học Bách khoa Hà Nội dự kiến tổ chức tại thời điểm sau kỳ thi tốt nghiệp THPT 2022. Thí sinh có thể đăng ký thi thử (theo hình thức online tại chỗ hoặc online trên máy tính tại phòng thi) trong khoảng thời gian từ tháng 12/2021 đến tháng 4/2022.
Bài thi đánh giá tư duy có thời lượng tối đa 270 phút, nội dung gồm các phần: Toán (trắc nghiệm, tự luận) với thời lượng 90 phút; Đọc hiểu (trắc nghiệm) với thời lượng 30 phút; Tự chọn 1 (trắc nghiệm) - Khoa học tự nhiên (Lý, Hóa, Sinh) với thời lượng 90 phút; Tự chọn 2 (trắc nghiệm) - Tiếng Anh với thời lượng 60 phút.
Thí sinh có thể chọn 1 hoặc cả 2 phần tự chọn nếu muốn đăng ký xét tuyển với nhiều tổ hợp khác nhau.
Với phương thức xét tuyển dựa trên điểm thi tốt nghiệp THPT 2022, Đại học Bách khoa Hà Nội tuyển 10 - 20% cho một số chương trình đào tạo. Điều kiện đảm bảo chất lượng là thí sinh phải có điểm trung bình chung 6 học kỳ mỗi môn học THPT trong tổ hợp xét tuyển đạt từ 7 trở lên (hoặc tổng điểm trung bình 6 học kỳ của 3 môn học từ 42 trở lên), được công nhận tốt nghiệp THPT và có điểm thi tốt nghiệp THPT đạt ngưỡng điểm nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển do trường quy định.
Trường ĐH Bách khoa Hà Nội cũng đưa ra một số lưu ý, thí sinh có chứng chỉ IELTS (Academic) 5.0 trở lên có thể sử dụng để quy đổi điểm tiếng Anh để xét tuyển các tổ hợp A01, D01, D07 và các tổ hợp xét tuyển theo kỳ thi đánh giá tư duy (thông qua hệ thống quy đổi của nhà trường).
Như vậy, chỉ tiêu vào Đại học Bách khoa Hà Nội từ phương thức này đã giảm mạnh so với mùa tuyển sinh năm 2021. Theo đề án tuyển sinh năm 2021, trường dành tới 50-60% tổng chỉ tiêu theo phương thức xét điểm thi tốt nghiệp. Tỷ lệ này sau đó tăng lên do kỳ thi đánh giá tư duy bị hoãn do ảnh hưởng của dịch Covid-19.
Thúy Nga
ĐH Bách khoa Hà Nội lấy điểm chuẩn cao nhất là 28,43
Tối ngày 15/9, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội công bố điểm trúng tuyển vào trường năm 2021 theo kết quả thi tốt nghiệp THPT.
Các trường ĐH tính toán tuyển sinh ra sao trong năm 2022?
Nhiều trường đại học cho biết chưa tính đến việc dừng sử dụng kết quả của Kỳ thi tốt nghiệp THPT trong mùa tuyển sinh năm 2022. Tuy nhiên, đang lên phương án để giảm sự phụ thuộc vào kết quả của kỳ thi này.
Trường ĐH Bách khoa Hà Nội thành lập 3 trường trực thuộc
Trường ĐH Bách khoa Hà Nội vừa ra quyết định thành lập 3 trường trực thuộc là Trường Cơ khí, Trường Điện– Điện tử và Trường Công nghệ thông tin và Truyền thông. Điều này nhằm hướng tới việc phát triển từ trường ĐH thành ĐH Bách khoa Hà Nội.