Các phương thức xét tuyển sớm của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2 gồm:
PT200: Sử dụng kết quả học tập cấp THPT (học bạ).
PT406: Sử dụng kết quả học tập cấp THPT (học bạ) kết hợp với điểm thi năng khiếu dành cho ngành Giáo dục Mầm non và Giáo dục Thể chất.
PT402: Sử dụng kết quả bài thi Đánh giá năng lực của ĐHQG Hà Nội, ĐHQG TP.HCM, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội.
Cụ thể, điểm đủ điều kiện trúng tuyển đại học chính quy xét tuyển theo kết quả học tập cấp THPT (học bạ); theo kết quả bài thi Đánh giá năng lực của ĐHQG Hà Nội, ĐHQG TPHCM, ĐH Sư phạm Hà Nội của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2 như sau:
Thí sinh tra cứu kết quả đủ điều kiện trúng tuyển trên trang cá nhân của thí sinh tại địa chỉ: http://thisinh.hpu2.edu.vn hoặc tra cứu tại địa chỉ: http://thisinh.hpu2.edu.vn/dstt/
Riêng với hình thức xét tuyển sử dụng kết quả học tập ở cấp THPT, cách tính điểm và điểm ưu tiên xét tuyển như sau:
- Lấy điểm học tập học kỳ 1, học kỳ 2 của lớp 12.
- ĐXT = ĐTB Môn 1 + ĐTB Môn 2 + ĐTB Môn 3 + ĐƯT.
- ĐTB Môn 1 hoặc ĐTB Môn 2 hoặc ĐTB Môn 3 = (điểm HK 1 + điểm HK 2)/2.
- ĐƯT = ĐƯT theo đối tượng chính sách + ĐƯT theo khu vực.
- ĐƯT đối với thí sinh đạt tổng điểm từ 22,5 trở lên (khi quy đổi về điểm theo thang 10 và tổng điểm 3 môn tối đa là 30) được xác định theo công thức sau:
ĐƯT = [(30 - Tổng điểm đạt được)/7,5] x Mức điểm ưu tiên quy định tại khoản 1, 2 Điều 7 Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 6/6/2022 của Bộ GD-ĐT ban hành Quy chế tuyển sinh ĐH, tuyển sinh CĐ ngành Giáo dục Mầm non.
- Trong đó, ĐXT: Điểm xét tuyển; ĐƯT: Điểm ưu tiên.
Nguyên tắc xét tuyển là lấy từ cao xuống đến hết chỉ tiêu của ngành xét tuyển. Nếu nhiều hồ sơ có điểm xét tuyển bằng nhau thì sử dụng tiêu chí phụ xét theo thứ tự nguyện vọng từ cao xuống thấp (nguyện vọng 1 là nguyện vọng cao nhất).
Riêng với phương thức xét tuyển sử dụng kết quả bài thi đánh giá năng lực của ĐHQG Hà Nội, ĐHQG TP.HCM, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội tổ chức trong năm 2023 như sau:
* Thí sinh sử dụng kết quả thi đánh giá năng lực của ĐHQG Hà Nội hoặc ĐHQG TP.HCM:
- Ngành Giáo dục Mầm non (GDMN), Giáo dục Thể chất (GDTC): điểm bài thi đánh giá năng lực quy đổi tuyến tính về thang điểm 10.
- Các ngành đào tạo (trừ ngành GDMN, GDTC): điểm bài thi đánh giá năng lực quy đổi tuyến tính về thang điểm 30.
- Điểm xét tuyển:
+ Đối với các ngành đào tạo (trừ ngành GDMN, GDTC): ĐXT = ĐNL + ĐƯT.
+ Đối với ngành GDMN: ĐXT = ĐNL + NK2 + NK3 + ĐƯT.
+ Đối với ngành GDTC: ĐXT = ĐNL + NK5 + NK6 + ĐƯT.
- ĐƯT = ĐƯT theo đối tượng chính sách + ĐƯT theo khu vực.
- ĐƯT đối với thí sinh đạt tổng điểm từ 22,5 trở lên (khi quy đổi về điểm theo thang 10 và tổng điểm 3 môn tối đa là 30) được xác định theo công thức sau:
ĐƯT = [(30 - Tổng điểm đạt được)/7,5] x Mức điểm ưu tiên quy định tại khoản 1, 2 Điều 7 Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 6/6/2022 của Bộ GD-ĐT ban hành Quy chế tuyển sinh ĐH, tuyển sinh CĐ ngành Giáo dục Mầm non.
Trong đó: ĐXT: Điểm xét tuyển; ĐNL: Điểm bài thi đánh giá năng lực bài thi 1 hoặc bài thi 2; ĐƯT: Điểm ưu tiên; NK1: Năng khiếu 1; NK2: Năng khiếu 2, NK3: Năng khiếu 3, NK4: Năng khiếu 4, NK5: Năng khiếu 5; NK6: Năng khiếu 6.
* Thí sinh sử dụng kết quả thi đánh giá năng lực của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội:
- Thí sinh sử dụng kết quả bài thi đánh giá năng lực của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội phải chọn tổ hợp môn phù hợp.
ĐXT = Điểm Môn 1 + Điểm Môn 2 + Điểm Môn 3 + ĐƯT.
- ĐƯT = ĐƯT theo đối tượng chính sách + ĐƯT theo khu vực.
- ĐƯT đối với thí sinh đạt tổng điểm từ 22,5 trở lên (khi quy đổi về điểm theo thang 10 và tổng điểm 3 môn tối đa là 30) được xác định theo công thức sau: ĐƯT = [(30 - Tổng điểm đạt được)/7,5] x Mức điểm ưu tiên quy định tại khoản 1, 2 Điều 7 Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT của Bộ GD-ĐT ban hành Quy chế tuyển sinh ĐH, tuyển sinh CĐ ngành Giáo dục Mầm non.
Về nguyên tắc xét tuyển, lấy từ cao xuống đến hết chỉ tiêu của ngành xét tuyển. Nếu nhiều hồ sơ có điểm xét tuyển bằng nhau thì sử dụng tiêu chí phụ xét theo thứ tự nguyện vọng từ cao xuống thấp (nguyện vọng 1 là nguyện vọng cao nhất).
Tra cứu điểm chuẩn đại học năm 2023 nhanh trên VietNamNet