Trên sàn giao dịch chứng khoán Việt, có rất nhiều công ty có mã cổ phiếu hiện đang giao dịch với giá cực thấp, chỉ ngang ngửa cốc trà đá.
Thậm chí, có những mã gần như không có mấy giá trị. Tuy nhiên, trong năm nay, các "cổ phiếu trà đá" này đã bứt tốc ngoạn mục, tăng giá mạnh, nhanh dù không có các thông tin tích cực hỗ trợ. Một trong số những mã tăng chóng mặt trong năm qua, đứng đầu trong danh sách tăng giá mà chúng tôi nhắc đến chính là ATA của Công ty Cổ phần NTACO.
Trong 1 năm qua, ATA đã tăng mạnh, hơn 21 lần, từ mức 200 đồng/cổ phiếu lên 4.300 đồng/cổ phiếu. Nếu tính giá giao dịch đạt đỉnh trong năm vừa rồi là 5.400 đồng/cổ phiếu thì mã này tăng lên đến 27 lần trong năm. Điều đáng nói là, cổ phiếu này đang trong diện kiểm soát đặc biệt và hạn chế giao dịch.
Thế nhưng, điểm đáng chú ý còn phải kể đến chính là mã cổ phiếu này suốt 1 năm qua chỉ miệt mài tăng trần hoặc giảm sàn. Mã này đã có 4 phiên giảm sàn, 2 phiên giảm, 2 phiên tăng còn lại tất cả các phiên đều là tăng trần. Đây là một điểm cực kỳ bất thường đối với mã cổ phiếu đang vào diện bị hạn chế giao dịch như ATA.
Vốn hóa của NTACO hiện nay cũng chỉ đạt chưa đầy 50 tỷ đồng, nhiều phiên không có thanh khoản, vậy nên giá cổ phiếu rất dễ bị tác động bởi một số ít nhà đầu tư.
Công ty Cổ phần NTACO là một công ty lớn chuyên về nuôi trồng, chế biến và xuất khẩu thủy sản tại Việt Nam.
Tiền thân của NTACO là Công ty TNHH Tuấn Anh được thành lập ngày 15/08/2000 với số vốn điều lệ ban đầu là 2,7 tỷ đồng, ngành nghề hoạt động kinh doanh chính là chăn nuôi cá bè, xây dựng cầu đường, giao thông thủy lợi… Đến ngày 11/04/2007 NTACO chính thức chuyển đổi thành Công ty cổ phần với vốn điều lệ là 100 tỷ đồng.
Công ty đã niêm yết cổ phiếu trên Sở Giao Dịch Chứng Khoán Tp.HCM ngày 09/09/2009 với mã chứng khoán giao dịch là ATA, giá tham chiếu 24.000 đồng/cổ phiếu. Tuy nhiên, đến 6/2/2017, mã này hủy niêm yết trên sàn Hose và chấp thuận niêm yết trên Upcom với giá tham chiếu 700 đồng/cổ phiếu.
Hiện tại, doanh nghiệp này đang dưới sự chỉ đạo của ông Nguyễn Thanh Sơn - Chủ tịch HĐQT, bà Lê Thị Phương Thảo là Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc ông Nguyễn Đức Huy.
Trong nhiều năm liền, doanh nghiệp này sống vật vờ như "xác sống" vì tình hình kinh doanh không khả quan, liên tục thua lỗ lớn. Cụ thể, năm 2016, ATA lỗ 426 tỷ đồng, đã bị âm vốn chủ sở hữu 301,29 tỷ đồng, khoản mục hàng tồn kho 364 tỷ đồng mà công ty công bố năm tài chính 2015 đã "bốc hơi" mà không giải trình.
Tại ngày 31/12/2017, vốn điều lệ của công ty là 192 tỷ đồng, tương đương gần 12 triệu cổ phần.
Báo cáo tài chính kiểm toán của ATA năm 2018 với con số lỗ gần 7 tỷ đồng, nâng lỗ lũy kế lên con số 590 tỷ đồng, nợ ngắn hạn lớn hơn tài sản ngắn hạn 499 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu âm 470 tỷ đồng. Tổng các khoản nợ ngân hàng là gần 324 tỷ đồng.
Trong báo cáo thường niên 2019, doanh nghiệp này tại ngày 31/12/2019, nợ ngắn hạn vượt quá tài sản ngắn hạn với số tiền hơn 495 tỷ đồng, lỗ lũy kế là hơn 595 tỷ đồng, âm vốn chủ sở hữu hơn 475 tỷ đồng. Cũng trong năm này, nhiều hợp đồng vay ngắn hạn của ATA đã quá hạn thanh toán.
Năm 2019, công ty cũng bị Chi cục thi hành án dân sự thành phố Long Xuyên bán đấu giá tài sản thế chấp để trả 1 phần khoản vay của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôi Việt Nam chi nhánh An Giang.
Năm 2020, tiếp tục là một năm thua lỗ của ATA khi hoạt động kinh doanh của công ty thua lỗ hơn 5 tỷ đồng, lỗ lũy kế hơn 300 tỷ đồng, âm vốn chủ sở hữu hơn 480 tỷ đồng. Trong năm 2021, ATA sự kiến doanh thu đạt 40 tỷ đồng, lợi nhuận 12 tỷ đồng.
(Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị)
Ông lớn lỗ nặng, xin bán vốn để giải cứu
Bộ Xây Dựng đang xem phương án thoái vốn nhà nước tại Tổng công ty CP Sông Hồng. Đây là doanh nghiệp (DN) đã được cổ phần hoá (CPH) nhưng đang thua lỗ cả nghìn tỷ.