IDC nhận định xu hướng này là do dịch Covid-19 đã gây áp lực về giá lên các nhà sản xuất smartphone. Tỉ lệ thất nghiệp gia tăng và việc làm không ổn định ảnh hưởng tới quyết định mua sắm của khách hàng. Dữ liệu quý II chỉ ra người dùng ưu tiên smartphone trong khoảng giá từ 100 đến 400 USD (2,3 đến 9,3 triệu đồng). Thị phần smartphone bình dân và trung cấp là 60%.
Cụ thể, thiết bị dưới 400 USD chiếm 85% doanh số smartphone tại hầu hết các nước châu Á – Thái Bình Dương (trừ Nhật Bản và Trung Quốc), Trung và Đông Âu, Mỹ Latinh, Trung Đông, châu Phi. Thị phần của thiết bị dưới 200 USD tăng 10%, đạt 27% tại Mỹ trong cùng kỳ.
Phân khúc trung – cao cấp, bao gồm smartphone giá từ 400 đến 600 USD (9,3 đến 14 triệu đồng), tăng 4%, đạt 11,6% thị phần. Samsung, Huawei, Xiaomi, Oppo và Vivo thống trị phân khúc trung – cao cấp trong quý II. Apple là người chơi mới nhờ iPhone SE và mẫu này bán khá tốt.
IDC dự đoán phân khúc thấp cấp (100-200 USD) và trung cấp (200-400 USD) sẽ tiếp tục tăng trưởng trong tương lai, do khách hàng cố gắng mua món hời nhất trong tầm giá thấp nhất. Về lâu dài, smartphone từ 400 đến 600 USD dự kiến tăng trưởng nhanh nhất, chủ yếu do giá bán trung bình điện thoại 5G giảm còn 465 USD. 5G là thế hệ mạng di động mới, kế nhiệm 4G.
Trên toàn thị trường, IDC ước tính giá trị smartphone toàn cầu năm 2020 giảm 7,9% còn 422,4 tỷ USD so với 458,5 tỷ USD của năm 2019.
Du Lam (Theo PhoneArena)
Điện thoại Huawei tăng giá mạnh tại Trung Quốc
Người dùng Trung Quốc đổ xô mua smartphone Huawei dùng chip Kirin do lo ngại lệnh cấm của Mỹ sẽ khiến sản xuất điện thoại cao cấp bị gián đoạn.