Góp sức đưa giáo dục Việt Nam “vươn xa”
- Là một doanh nhân nhưng được trường ĐH quốc gia HN(VNU), một trung tâm đào tạo lớn nhất nước trao tặng tiến sĩ danh dự. Vậy cảm xúc của ông khi đón nhận danh hiệu đó?
Đón nhận bằng Tiến sỹ danh dự là niềm tự hào và hạnh phúc đối với tôi. Đây cũng là sự ghí nhận của VNU với sự đóng góp của quĩ Sunwah cũng như cá nhân tôi cho giáo dục và cộng đồng. Hơn nữa, tôi cũng là doanh nhân đầu tiên vinh dự được nhận danh hiệu cao quí này, đặc biệt do chính Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã trao tận tay. Điều này cho thấy sự quan tâm của chính phủ cũng như cá nhân ngài phó thủ tướng đã dành cho tôi.
|
Ông Jonathan Choi |
- Ngài có thể chia sẻ thêm những đóng góp của quĩ Sunwah tại VN, đặc biệt là trong lĩnh vực giáo dục đào tạo?
Năm 2008, quĩ Sunwah đã được triển khai tại VN. Quĩ Sunwah không chỉ tập trung vào lĩnh vực giáo dục, đào tạo mà còn cả khoa học công nghệ, nghệ thuật và văn hóa, hoạt động từ thiện và giao lưu quốc tế.
Cách đây 5 năm, khi làm việc với một lãnh đạo Bộ Giáo dục đào tạo tôi có gợi ý về sự cần thiết của tiếng Hán (Trung Quốc) trong bối cảnh hội nhập, nhất là sinh viên chuyên ngành ngoại ngữ. Sau đó, quĩ SunWah và ĐH Quốc gia Hà Nội phối hợp thành lập Trung tâm nghiên cứu - giảng dạy tiếng Hán.
|
|
Chỉ 2 năm sau, từ hiệu quả hoạt động của trung tâm, nhiều trường đại học cũng đã đưa tiếng Hán thành ngôn ngữ giảng dạy. Chính vì vậy năm 2013, quĩ SunWah và ĐH Quốc gia Hà Nội đã ký thỏa thuận nâng cấp thành Trung tâm Giao lưu văn hóa với trụ sở khang trang hơn.
Hàng năm, quĩ Sunwah đều hỗ trợ các sinh viên hàng đầu từ các trường đại học của Hà Nội và TP. HCM đi học tập và nghiên cứu ở Bắc Kinh, Nam Kinh, HongKong. Trong tương lai có thể sẽ là Vương Quốc Anh, Mỹ.
Quĩ Sunwah cũng đã trao tặng Việt Nam hệ thống LINUX, bao gồm quyền sở hữu trí tuệ, nhằm hỗ trợ phát triển ứng dụng mã nguồn mở. Đồng thời, chúng tôi khuyến khích nhiều triển lãm nghệ thuật tại Hà Nội, Tp.HCM, HongKong, các chương trình nghệ thuật giao lưu giữa các nghệ sĩ Việt Nam và quốc tế.
Lên kế hoạch “tiếp sức” cho văn hóa
- Vậy thưa ngài, quĩ Sunwah được triển khai ra sao, để hoạt động của quĩ đến được những nơi cần sự giúp đỡ?
Trong những ngày bắt đầu, Việt Nam có đề nghị đưa quĩ vào hệ thống của 1 số tổ chức phi chính phủ của Liên hiệp Quốc. Tuy nhiên, sau 1 năm chúng tôi đã quyết định sẽ là đơn vị trực tiếp điều hành quĩ này.
|
|
Để thực hiện, chúng tôi chỉ tuyển dụng những bạn trẻ, đặc biệt là những sinh viên mà chúng tôi tài trợ cho họ đi du học nước ngoài từ sự giúp đỡ của quĩ. Nhiều hoạt động của quĩ được tổ chức tại Hà Nội và Tp.HCM đều rất thành công. Những sinh viên đó đã góp phần quan trọng giúp chúng tôi điều hành quỹ SunWah, có thể nói là rất hiệu quả tại Việt Nam.
- Trong thời gian tới, quĩ Sunwah sẽ dự định gì để tiếp tục được triển khai với nhiều hoạt động hơn nữa?
Tôi nghĩ rằng mục tiêu của quỹ SW sẽ vẫn tiếp tục trên nhiều lĩnh vực chứ không đơn thuần là giáo dục. Là một đất nước có bề dày lịch sử và truyền thống văn hóa cho nên chúng tôi rất muốn quảng bá văn hoá và nghệ thuật của Việt Nam. Đây được coi như sức mạnh mềm của VN đối với thế giới. Vì vậy, trong thời gian tới quĩ SunWah sẽ dành nhiều thời gian cho việc này.
|
|
Bên cạnh đó, Hiệu trưởng trường ĐH quốc gia HN đã đề nghị tôi trở thành “cố vấn đặc biệt “ nhằm quảng bá các trường đại học Việt Nam ra với quốc tế. Đây cũng chính là kế hoạch của quĩ SunWah trong thời gian tới.
- Xin cảm ơn ngài đã dành thời gian cho chúng tôi !
Thúy Ngà