Người đàn ông ở miền Tây sở hữu đàn cá hàng nghìn con có thể “bú bình”, vượt lên cạn để ăn thức ăn.
Xem clip:
Chủ nhân của đàn ếch 4.000 con độc đáo là anh Lê Văn Càng (48 tuổi, ngụ quận Bình Thủy, TP Cần Thơ).
Anh Càng quê ở Hậu Giang, làm giáo viên dạy môn Ngữ văn của một trường THCS. Sau 22 năm công tác trong ngành giáo dục, anh quyết định chuyển hướng sang ngành bảo hiểm.
Hơn 1 năm trước, anh nghe theo lời cô em ruột về quận Bình Thủy để làm du lịch miệt vườn.
“Khu vực tôi ở là Cồn Sơn, ếch sinh sống trong tự nhiên nhiều. Chưa kể số lượng ếch mọi người phóng sinh vào dịp rằm lớn. Ếch sống trên cồn rất dạn dĩ. Đặc biệt, khoảng 1 năm trước, trong lúc tôi cất nhà sàn thì gặp rất nhiều con ếch. Từ đó, tôi nảy ra ý tưởng 'ếch làm xiếc' để làm đa dạng du lịch trên Cồn Sơn”, anh Càng nói.
Sau thời gian tìm hiểu kỹ đặc tính của ếch, năm 2022, anh Càng mua hàng nghìn con giống về nuôi. Ếch giống mà anh Càng mua được tuyển lựa kỹ càng nên có giá hơn 1.000 đồng/con.
Hàng ngày, anh tập dần cho đàn ếch có thói quen bay lên đớp mồi, tập nghe âm thanh. Sau thời gian tập luyện, hàng nghìn con ếch của anh Càng bay thuần thục, nhiều con phóng lên cao, bay qua vòng làm xiếc rất độc đáo.
Anh Càng cho biết, con ếch có đặc tính ăn mồi động. Trong quá trình tập luyện, người đàn ông này không sử dụng thức ăn làm mồi nhử để ếch nhảy qua vòng, mà thay vào đó sử dụng chùm dây đủ màu để kích thích ếch.
Anh Lê Văn Càng kể: “Đặc thù người dân Cồn Sơn chúng tôi là sử dụng con vật nào làm sản phẩm du lịch thì phóng sinh chứ không dùng làm thực phẩm. Trước giờ, với những con cá lóc biết bay hay cá trê ăn trên cạn, sau khi quá lứa không biểu diễn được nữa chúng tôi đều thả ra sông”.
Để “vận động viên” ếch nhảy lên cao, anh Càng mất khoảng 2 tháng tập luyện chúng. “Khi nuôi ếch mình không nên cho chúng ăn quá no, hay để chúng quá đói. Muốn làm được như vậy, mình phải chia nhỏ bữa ăn”, anh Càng nói.
Hiện anh đã mở rộng thêm vèo nuôi ếch. Trong đó, anh đang nuôi khoảng 2.000 con trong nhà để chúng có màu sắc đẹp mắt.
Người đàn ông ở miền Tây sở hữu đàn cá hàng nghìn con có thể “bú bình”, vượt lên cạn để ăn thức ăn.