{keywords}

Mùa dã quỳ, cỏ hồng vừa kết thúc, Đà Lạt lại bước vào mùa cỏ lau rực hồng, thu hút du khách thập phương. Cỏ lau hồng hay còn gọi là cỏ đuôi chồn. Loài cỏ này thường xuất hiện vào cuối tháng 11, đầu tháng 12 hàng năm

{keywords}
Những đồi cỏ lau hồng rực rỡ, trải rộng nhất thường nằm ở khu vực hồ Tuyền Lâm, Trại Mát… Năm nay, địa điểm cỏ lau hồng thu hút du khách nhất nằm giữa đèo Sacom

{keywords}
Theo chia sẻ của nhiếp ảnh gia Đồng Ngô, đoạn check-in với cỏ lau hồng đẹp nhất tại đèo Sacom là khu vực quán cà phê The Wilder-nest cũ. Một tuần trở lại đây, khi du khách tới đông, khu vực này bắt đầu thu phí chụp hình 50.000 đồng/người

 {keywords}
Cỏ lau hồng là một loại cỏ dại, mọc tự nhiên trên các ngọn đồi, vách đá, hoặc lác đác trên các cung đường đèo quanh co, uốn lượn, dưới chân suối, bên bìa rừng… Cỏ lau đỏ mọc thành từng cụm, san sát nhau, cao khỏi đầu người, trải dài khắp cả một vùng đồi

{keywords}
Những ngày đầu đông, bông cỏ lau ở đây nở rộ, đỏ hồng vào lúc sáng sớm. “Cỏ lau hồng biến đổi màu theo từng giờ trong ngày. Tầm 5h30 - 7h30 sáng, du khách có thể ngắm bình minh, sương tuyết đọng lại trên ngọn lau, nhìn lau dần chuyển hồng rực rỡ khi nắng lên. Tầm 8h sáng, màu hồng của lau sẽ đẹp nhất”, anh Đồng Ngô chia sẻ

{keywords}
Khi chiều về, cỏ lau hồng sẽ dần dần ngả sang màu nâu, cũng bởi thế, nó còn có tên là cỏ đuôi chồn

{keywords}
Trong cơn gió thoảng, cỏ lau vi vu lay động, tạo nên những mảng sóng nhấp nhô trên ngọn đồi

{keywords}
Cỏ lau ở đèo Sacom Đà Lạt có thân mảnh mai, gầy hơn các vùng đồng bằng, bãi bồi ven sông. Bông cũng nhỏ hơn vì điều kiện sống khắc nghiệt ở vùng cao nguyên, đồi núi

{keywords}
“Mình tới đồi cỏ lau hồng vào một ngày trời xanh, nắng đẹp, cỏ hồng rực rỡ tạo nên cảnh tượng nên thơ, mộng mơ. Đồi cỏ lau này chưa quá đông du khách nên rất dễ tạo dáng, tìm góc chụp đẹp, ấn tượng”, bạn Phan Võ Quỳnh Như (Đà Lạt) chia sẻ

Linh Trang - Ảnh: Đồng Ngô