Có vẻ như Valve sẽ bước vào năm 2019 với tâm thế sẵn sàng tuyên chiến với người chơi gian lận trên Steam. Theo đó, trong báo cáo Steam 2018 Year In Review được đăng tải vào sáng nay (15/01), Valve cho biết Steam Trust, công nghệ đứng sau hệ thống Trusted Matchmaking trong Counter-Strike: Global Offensive, sẽ được nâng cấp và đưa vào tất cả các games có trên Steam.

Điều này có nghĩa là bạn sẽ có thêm thông tin có thể sử dụng để giúp xác định liệu một người chơi có phải gian lận hay không”, Valve lý giải.

Nói rõ hơn về Steam Trust, hiện nó đang là thứ giúp cho những người chơi CS:GO có chung Trust Score (phiếu tín nhiệm) tìm thấy nhau trong những trận đấu. Mục đích chính của công nghệ này là nhằm tách biệt người chơi gương mẫu với những kẻ gian lận in-game.

Với việc Valve cam kết sẽ nâng cấp Steam Trust, nó được kỳ vọng sẽ khiến cho tất cả các tựa games trên Steam trở nên công bằng, cạnh tranh và ít xuất hiện những trường hợp xấu chơi.

Trust Score cũng có sự khác biệt đáng kể với Behavior Score – hay còn gọi là điểm hành vi dựa trên các thông số/reports in-game – trong Dota 2. Nói cách khác thì tất cả các tài khoản Steam đều sẽ nhận được một lượng Trust Score nhất định và theo thời gian, nó tăng hay giảm còn tùy thuộc vào hành vi của người chơi trong khi chơi game.

Trust Score liên quan nhiều hơn đến tài khoản của bạn”, trích lược bình luận của Redditor sociobiology ở chủ đề liên quan. “Do đó, một tài khoản năm ngày tuổi và không chơi game nào khác ngoài Dota 2 sẽ có Trust Score thấp hơn một tài khoản đã tồn tại tám năm với 500 games (Dota 2).

Hệ thống Matchmaking của Dota 2 từ lâu đã là một vấn đề gây nhức nhối của cộng đồng. Vào cuối tuần trước, Valve công bố đã tiến hành reset và ban khoảng 17,000 tài khoản bị phát hiện đã lạm dụng hệ thống Matchmaking của Dota 2 – chủ yếu là “những smurfs” và người mua lại tài khoản.

Với bản chất là game free-to-play (trung bình 450,000 người chơi cùng thời điểm – theo SteamCharts), Steam Trust là nỗ lực mới nhất của Valve nhằm “dẹp loạn” tình hình trong Dota 2 nói riêng và tất cả các games khác trên Steam nói chung.



Steam hiện đang có 90 triệu tài khoản hoạt động mỗi tháng – theo thống kê được Valve công bố. Đây là một con số khổng lồ và nó là “tấm khiên” giúp cho Steam đủ khả năng đương đầu với cơn bão PC gaming store mà Epic Games và Discord đang đem tới thị trường.

Valve cũng cho biết, Steam hiện có 47 triệu tài khoản hoạt động hàng ngày và nó cũng hấp dẫn khách hàng bỏ ra 1.6 triệu lần thanh toán mới mỗi tháng.

Nói nhanh về định hướng phát triển của Steam trong năm 2019 được Valve đề cập tới trong Year In Review 2018 – bao gồm:

  • Thư viện game đa dạng hơn:
    • Steam hiện đang có hơn 30,000 tựa games trong store. Có nghĩa là nó đủ để cho bạn chơi mỗi game khác nhau hàng ngày trong hơn 80 năm liên tiếp. Nhưng để đảm bảo rằng khách hàng sẽ tìm thấy thứ mà họ thích thú , Valve muốn nâng cấp engine gợi ý game cho người trên Steam.
    • Sau khi bạn mua game, Valve muốn cung cấp cho bạn một thư viện tốt hơn trước. Công ty này muốn đem tới một trải nghiệm phù hợp với giao diện người dùng của Steam Chat.

Giao diện UI mới toanh của Steam Chat 

  • Quốc tế hóa:
    • Valve vẫn đang hợp tác chặt chẽ với nhà phát hành Trung Quốc Perfect World để tung ra một phiên bản Steam dành riêng cho thị trường đông dân nhất thế giới. Dĩ nhiên là Valve sẽ phải tuân thủ những quy định ngặt nghèo của nước sở tại, nhưng nhìn chung họ vẫn hài lòng với việc được có mặt tại thị trường tiềm năng bậc nhất thế giới.
    • Valve cũng đang lên kế hoạch cập nhật PC Café Program. Điều này cho phép người chơi đăng nhập vào hệ thống tại quán PC café trên khắp thế giới và truy cập tài khoản Steam của họ.
  • Steam TV, Steam Chat và nhiều hơn thế:
    • Steam TV là nền tảng streaming dành cho tất cả các tựa games trên Steam. Nó giống với Twitch của Amazon nhưng khác là được Valve tích hợp vào trong Steam. Bằng cách này, họ có thể tiếp cận được lượng khán giả khổng lồ, thậm chí lên tới hàng triệu người, mở phần mềm này lên mỗi ngày.
    • Steam Chat, một ứng dụng di động, sẽ được Valve tung ra trong năm 2019. Nó được liên tục cập nhật các Events và có tính năng nhắc giờ xem giải, stream…

So sánh về lượng người sử dụng Steam trên khắp thế giới trong năm 2012 và 2018

Gamer