Có một sự thật là những tựa game thiên về khả năng phối hợp đồng đội, đơn cử là Dota 2, luôn đề cao sự đóng góp của mỗi cá nhân trong bất cứ trận đấu nào.
Và thậm chí đã ra mắt cách đây hơn sáu năm, Valve vẫn đang gặp vấn đề với những người chơi thích rời bỏ trận đấu ngay giữa chừng.
Khảo sát về số lượng người chơi quit game giữa chừng trong 50,577.217 số trận đấu trải đều ở tám mức rank của Dota 2
Theo số liệu thống kê của GOSU AI, một chương trình sử dụng trí tuệ nhân tạo để chuyên nghiên cứu về Dota 2, đã chỉ ra rằng cứ 11.7% số trận đấu diễn ra thì sẽ có ít nhất một người rời bỏ từ sớm.
Cũng theo GOSU AI, ba lý do khiến đại đa số người chơi bỏ lửng trận đấu lần lượt là do mất kết nối trong một khoảng thời gian dài, rage quit và AFK. Ngoại trừ Immortal, nơi người chơi “ưa thích” rage quit hơn hẳn so với tất cả bậc rank khác.
Lý do tại sao game thủ Dota 2 lại thoát giữa trận
Những người chơi không hoàn thành trọn vẹn trận đấu thường bắt gặp trong Dota 2, League of Legends và Overwatch. Bởi nhiều lý do mà nhiều người quyết định dừng cuộc chơi ngay khi họ nhận thấy mình bắt đầu thua thế hoặc đồng đội không làm theo ý.
Điều này thường dẫn tới tương quan lực lượng giữa hai đội mất cân bằng. Đội mất người không chỉ chịu thiệt về mặt quân số, nguồn lực cung cấp cũng giảm thiểu và dĩ nhiên sức sát thương cũng khó có thể sánh được với đối thủ.
Valve, giống với nhiều nhà phát triển khác, đã cố gắng khắc phục tình huống không ai mong muốn này bằng nhiều hình thức xử phạt người chơi thoát game trước khi có kết quả chung cuộc.
Theo đó, Valve trừ điểm Priority (Ưu tiên) với bất cứ người chơi Dota 2 nào đã từ bỏ nhiều trận hoặc bị ai đó report nhiều lần liên tiếp.
Dota 2 client cũng đã có riêng một hệ thống phát hiện những hành vi xấu như throw game, feeding và AFK trong suốt một thời gian dài. Hệ thống này sẽ theo sát người chơi có dấu hiệu khả nghi và trao án phạt Low Priority dựa vào mức độ nghiêm trọng của hành vi.
Lưu ý rằng tất cả người chơi Dota 2 đều sẽ khởi đầu với mức Normal Priority nhưng khi nó bị giáng xuống Low Priority thì trải nghiệm của bạn sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Cụ thể, Low Priority buộc người chơi mất nhiều thời gian chờ đợi matchmaking hơn bình thường, chỉ cho phép họ tham gia mode unranked Single Draft, không được phép nhận item rớt ra và nhận điểm Trophy.
Cách để thoát khỏi trạng thái Low Priority khá đơn giản nhưng cũng tẻ nhạt không kém.
Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các lượt reports và số lượng trận đấu bỏ dở, người chơi dính “mác” Low Priority cần phải trải qua một số lượng game nhất định với những ai cũng đang rơi vào hoàn cảnh tương tự.
Khi đáp ứng được yêu cầu, họ sẽ quay trở lại Normal Priority.
Tuy nhiên, số lượng thống kê lại cho thấy càng ở bậc rank thấp, người chơi Dota 2 thoát game lại càng phổ biến. Đó có thể là bởi họ là những “lính mới” và dễ dàng bị kích động, nản chí khi đang trong chuỗi trận toàn thua.
Đơn cử như ở bậc rank Herald, 20.5% trong tổng số 171,626 trận đấu được khảo sát đều có tối thiểu một người chơi thoát game. Khi mà gần ¼ số trận rank bình thường đang gặp phải vấn đề nhức nhối trên, rõ ràng nó không còn là chuyện nhỏ.
Tin tốt là nếu bạn thuộc nhóm người chơi từ rank Ancient trở lên, số lượng người rời bỏ trận giữa chừng giảm dần đều từ múc 9.8%. Điều đó chỉ ra rằng, người chơi càng có nhiều kinh nghiệm hay hiểu biết nhiều hơn về Dota 2 thì họ càng quan tâm tới Priority và cố gắng không làm gánh nặng cho team.
Không may, điều đó không giải quyết được vấn đề mà những người chơi mới làm quen với Dota 2 đã và đang gặp phải. Dù họ cố nỗ lực, cố gắng để cải thiện mức rank nhưng số lượng lớn những người chơi có thói quen thoát game sẽ phá hỏng trải nghiệm, khiến họ mất vui và có thể dẫn tới chia tay Dota 2 mãi mãi.
Nếu như Valve không mạnh tay hơn nữa thì chẳng ai có thể thay thế họ cải thiện được vấn đề. Yếu tố ý thức người chơi là một phần quan trọng của những tựa game như Dota 2 – nó có thể rất tuyệt khi mọi người cùng nhau tận hưởng và sẽ cực kỳ tồi tệ nếu ai cũng vì cái tôi cá nhân.
Với những công cụ chuyên thống kê những số liệu thuộc dạng vi mô như GOSU AI, khá là thú vị khi biết được một phần nào thói quen chơi game của cộng đồng.
Giống với hầu hết các chủ đề trên trang mạng Reddit được đưa ra thảo luận đề tìm ra giải pháp, công khai những con số kiểu như thế này có thể sẽ khiến nhiều người thay đổi suy nghĩ, chơi game tích cực hơn?!
ABC (Theo Dot Esports)