Trong những ngày vừa qua, trên khắp các diễn đàn Dota 2 Việt Nam dậy lên khá nhiều bất bình về việc mất đồ và tự nhiên bị “khoắng” sạch tài sản mà không hề biết lý do. Có người chỉ mất vài key, set đồ có giá trị nhưng cũng có những người mất sạch một lúc 4-6 trang trong thùng đồ.

Thủ thuật của các hành động "chôm chỉa" này cũng không có gì quá xa lạ, đó đều là những hình thức lừa đảo thường thấy như phishing, shark, hay thậm chí nổi lên gần đây trong làng Dota 2 Việt Nam là một loạt lời offer mua tài khoản steam level thấp với giá 1 key rồi sau đó dùng chính những account đó để lợi dụng những người trong danh sách bạn bè.

Tất cả các điều trên đều được cộng đồng Dota 2 Việt Nam để mắt tới rất kỹ. Nhưng với tính nhẹ dạ cả tin, thiếu hiểu biết của đa số game thủ Dota 2 cũng như khá nhiều người tham gia vào game với tiêu chí “tất cả vì cộng đông” thì họ lại là đối tượng dễ bị lợi dụng nhất. Các cụ có câu, “bán anh em xa mua láng giềng gần”, nhưng ở đây ông láng giềng lại hành nghề đạo chích thì những biện pháp phòng trách và cảnh giác là cần thiết hơn bao giờ hết.

Các biện pháp nhận biết và phòng tránh sau có thể đều khá quen thuộc với cộng đồng, nhưng với biến tướng ngày càng cao, nắm rõ và biết được cách thức vận hành không bao giờ là điều thừa thãi, nhất là khi các giải đấu Dota 2 chuẩn bị đi vào giai đoạn “kiếm chác” cho các chuyên gia đặt cược.

Remove items, dùng name tag đổi tên item

- Đối tượng thường giao dịch và đưa ra cái giá khá cao cho người chơi, làm cho bên bán cảm giác mình đang gặp “gà” và liền đồng ý giao dịch ngay lập tức.

- Khi giao dịch chuẩn bị hoàn tất, đối tượng sẽ không trade ngay mà để cho người bán chờ một thời gian. Sau đó chúng sẽ yêu cầu người bán thêm vào Sweet (một item ít giá trị hơn so với món đồ chính), Rare,… và lập tức nhanh tay xóa đi các item có giá trị khiến người chơi không để ý và mất đồ lúc nào không hay.

- Một cách khác đó là đổi tên các item bình thường thành các item có giá trị.

Cách phòng tránh

- Thận trọng với các giao dịch quá hời.

- Mỗi khi chuyển hết item vào offer, ấn Ready to trade ngay lập tức. Việc này sẽ tránh được trường hợp người đối diện thay đổi các item trong hòm đồ bởi mỗi khi làm như thế nút Ready to trade sẽ biến mất.

Làm giả Profile

- Thường xuất hiện đối với các giao dịch bằng tiền mặt. Đối tượng sẽ sử dụng profile của những Trader hay Mid-man (người trung gian) uy tín trên thị trường, bot hoặc những người có trong Friend List của người chơi.

Cách phòng tránh

- Mỗi tài khoản Steam đều có các dãy ID riêng biệt, nếu cảm thấy nghi ngờ về đối tượng mình chuẩn bị giao dịch, hãy kiểm tra ngay liệu các ID này có thật hay không. Đặc điểm của các Mid-man chính là họ có rất nhiều Reputation Thread và các nhận xét khá tích cực trên profile của mình.

- Đối với các đối tượng giả làm bot của Dota2lounge, các bạn nên chú ý “Protection Code” hiện ở góc phải bên dưới màn hình, các giao dịch giả thường có 2 đoạn code không trùng nhau.

- Tập cho mình thói quen ấn chuột phải vào Nick stream của người đó và chọn “Add nickname”, tất cả các Profile dùng name tag để đổi đều sẽ trở lại về tên thật của họ khi thực hiện bước này và nên nhớ, không giao dịch với bất kỳ tài khoản nào có dấu hiệu nghi vấn.

Hack items trong tài khoản bằng website giả mạo

- Một cách Scam item xuất hiện khá lâu trong Dota 2, các đối tượng sẽ sử dụng các website có giao diện giống hệt với các cộng đồng nổi tiếng và yêu cầu người chơi đặp nhập nick steam của mình vào đó. Sau đó các đối tượng này chỉ cần thực hiện việc đơn giản còn lại là lấy toàn bộ item của người chơi.

Cách phòng tránh

- Để ý kỹ tới các link được đưa cho mình trong lúc giao dịch, sẽ có những sự trùng lặp các ký tự mà người chơi thường không để ý và bỏ qua. Ví dụ: steamconnmunity.com hay dota2lounge.org.

- Chỉ add nick và giao dịch trên giao diện steam, tuyệt đối không giao dịch trên các website có các qui trình đáng nghi ngờ.

Chuyển tiền Steam Wallet

Một hình thức Scam được các bạn Nga sử dụng khá nhiều với dòng lệnh “You will have 100$ when you trade item with…” hay một cách khác là người chơi nhận được email từ steam@steampowered.com thông báo rằng mình vừa nhận một số tiền nào đó vào tài khoản, nhưng thực chất lại không nhận được bất kỳ đồng nào cả.

Cách phòng tránh

- Tiền Wallet thường tồn tại dưới dạng mã pin và bạn phải dùng tài khoản visa để mua.

- Steam Wallet không chuyển được qua lại giữa các tài khoản, vậy nên bất cứ giao dịch nào liên quan tới việc này đều có thể kết luận họ đang lừa bạn.

Kết

Trên dây là những hình thức scam item thường gặp nhất trong Dota 2. Hi vọng người chơi sẽ cẩn thận trong mọi bước giao dịch để không gặp phải những trường hợp đáng tiếc xảy ra.

Theo EG