Trương Ninh sinh ra trong một gia đình bình thường ở Trung Quốc. Bố mẹ Trương Ninh luôn muốn con có một tương lai tươi sáng, có thể mở rộng tầm nhìn và thay đổi vận mệnh, nên họ quyết định cho con sang Anh du học.
Tuy nhiên, sau khi sang Anh một thời gian, nam sinh này bị sốc văn hóa. Trước đó, Trương Ninh được bác sĩ chẩn đoán mắc chứng tự kỷ. Vì vậy, nam sinh này gặp khó khăn lớn trong giao tiếp xã hội và tương tác với mọi người xung quanh.
Mặc dù vậy, Trương Ninh vẫn hy vọng tìm được một người bạn gái để vơi đi nỗi cô đơn. Ở một đất nước xa lạ như Vương quốc Anh, sự khác biệt về ngôn ngữ và văn hóa khiến Trương Ninh không thể tìm được một người phù hợp.
Dần dần, nam sinh này cảm thấy chán nản, cô đơn và bắt đầu có sự thay đổi về tính cách. Tuy nhiên, đây không phải là vấn đề duy nhất mà Trương Ninh gặp phải. Ở một đất nước xa lạ, không có người thân, Trương Ninh cũng gặp nhiều khó khăn, trở ngại trong học tập và cuộc sống.
Ở lớp, Trương Ninh bị cô lập, không nhận được sự thông cảm và giúp đỡ của bạn bè, giáo viên. Đồng thời, với tính cách nhút nhát, thiếu tự tin, Trương Ninh cũng khó thích nghi với môi trường, cuộc sống mới.
Cuối cùng, nam sinh này đã phải bỏ về nước vì vừa cô đơn, sốc văn hóa, vừa không thể tốt nghiệp do chưa hoàn thành các môn học. Quãng thời gian ở du học ở Anh khiến Trương Ninh trở nên khép kín và cô độc hơn.
Sau câu chuyện này, nhiều bậc phụ huynh cho rằng: "Đối với những du học sinh, bị mắc bệnh tự kỷ như Trương Ninh, thầy cô, bạn bè cần xây dựng một môi trường học tập thân thiện và hòa nhập để các em có thêm trải nghiệm".
Có phụ huynh còn cho rằng: "Nếu có thể, các trường học cũng nên quan tâm đến sức khỏe, tâm lý, tinh thần của du học sinh. Cung cấp cho họ những dịch vụ tư vấn, điều trị tâm lý tốt, để các em vượt qua khó khăn, thực hiện ước mơ".
Ngoài ra, các trường học cũng nên tuyên truyền và giáo dục cho học sinh hiểu được cuộc sống và khó khăn của những người bị tự kỷ và các tình trạng đặc biệt khác. Điều này sẽ giúp học sinh hiểu và giúp đỡ họ nhiều hơn, để mọi người đều có cơ hội bình đẳng, tôn trọng nhau.
An Dương