Đơn vị tổ chức thi phải cung cấp định dạng và đề thi minh họa

Theo dự thảo, đơn vị tổ chức thi đánh giá năng lực ngoại ngữ bao gồm:

Trường ĐH đã đạt chuẩn kiểm định chất lượng chương trình đào tạo trình độ ĐH đối với chương trình đào tạo ngành ngoại ngữ đúng với ngoại ngữ tổ chức thi và đơn vị sự nghiệp được giao nhiệm vụ tổ chức thi đánh giá năng lực ngoại ngữ: tổ chức thi đánh giá năng lực ngoại ngữ theo các định dạng đề thi từ bậc 1 đến bậc 6 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.

Trung tâm ngoại ngữ do Chủ tịch UBND cấp tỉnh hoặc Giám đốc Sở GD-ĐT (nếu được Chủ tịch UBND cấp tỉnh ủy quyền) quyết định thành lập, các trường CĐ sư phạm có đào tạo ngành ngoại ngữ: được tổ chức thi đánh giá năng lực ngoại ngữ theo các định dạng đề thi từ bậc 1 đến bậc 3 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam (dành cho học sinh phổ thông).

{keywords}
Bộ GD-ĐT đang lấy ý kiến về việc từ năm 2022, tất cả các kỹ năng ngoại ngữ gồm nghe, nói, đọc, viết đều được tổ chức thi trên máy vi tính. Ảnh minh họa.

Dự thảo cũng bổ sung yêu cầu để tổ chức thi đánh giá năng lực ngoại ngữ. Theo đó, để tổ chức thi đánh giá năng lực ngoại ngữ, các đơn vị phải đáp ứng thêm yêu cầu so với trước đây như sau: “Có trang thông tin điện tử để cung cấp thông tin định dạng đề thi; đề thi minh họa; hình thức thi; danh sách thí sinh đăng ký dự thi; thông báo lịch thi, địa điểm thi; kết quả thi; hệ thống tra cứu xác minh kết quả thi”.

Yêu cầu xây dựng ngân hàng câu hỏi đề thi lớn hơn

Liên quan đến đề thi, dự thảo quy định, để tổ chức thi đánh giá năng lực ngoại ngữ, các đơn vị phải có ngân hàng câu hỏi thi và đề thi được xây dựng từ ngân hàng câu hỏi thi nhiều hơn so với trước đây.

Theo đó, từ năm 2021, số lượng đề thi tương đương nhau tại một thời điểm đối với định dạng đề thi dành cho học sinh tiểu học, THCS, THPT như sau: đối với môn Tiếng Anh phải có ít nhất 50 đề thi; đối với môn Ngoại ngữ khác phải có ít nhất 30 đề thi; trong đó, số lượng các câu hỏi thi trùng nhau giữa các đề thi không quá 10%;

Từ năm 2021, số lượng đề thi tương đương nhau tại một thời điểm đối với định dạng đề thi dành cho các đối tượng khác: đối với môn Tiếng Anh phải có ít nhất 100 đề thi; đối với môn Ngoại ngữ khác phải có ít nhất 30 đề thi; trong đó, số lượng các câu hỏi thi trùng nhau giữa các đề thi không quá 10%.

Các đơn vị cũng có thể phối hợp tổ chức thi đánh giá năng lực ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam với các tổ chức có chức năng khảo thí đã có ngân hàng câu hỏi thi, đề thi được xây dựng, quản lý đáp ứng các quy định; song bảo đảm phân công rõ nghĩa vụ, quyền hạn của các bên phối hợp và báo cáo Bộ GD-ĐT trước khi triển khai tổ chức thi.

Thi tất cả kỹ năng ngoại ngữ trên máy vi tính từ 2022?

Điểm nhấn rất đáng chú ý, về hình thức thi, dự thảo đưa ra một điểm hoàn toàn mới để xin góp ý của dư luận, đó là “Từ năm 2022, tất cả các kỹ năng đều được tổ chức thi trên máy vi tính”.

Trước năm 2022, vẫn giữ nguyên như quy chế cũ khi các kỹ năng nghe, đọc, viết được tổ chức thi trên giấy hoặc trên máy vi tính; kỹ năng nói được tổ chức bằng hình thức thi nói trực tiếp hoặc thi trên máy vi tính. Đối với từng kỳ thi, dựa trên điều kiện thực tế, đơn vị tổ chức thi thông báo về hình thức thi trên giấy hay thi trên máy vi tính, thi nói trực tiếp hay thi nói trên máy vi tính để thí sinh biết trước khi đăng ký dự thi.

Bộ GD-ĐT đã đăng tải đầy đủ dự thảo Thông tư này lên Cổng thông tin điện tử của Bộ và xin ý kiến góp ý của dư luận đến hết ngày 01/2/2021.

Thanh Hùng

15 đơn vị được tổ chức thi, cấp chứng chỉ Tiếng Anh theo khung năng lực 6 bậc

15 đơn vị được tổ chức thi, cấp chứng chỉ Tiếng Anh theo khung năng lực 6 bậc

Bộ GD-ĐT vừa thông qua đề án của Trường ĐH Quy Nhơn về việc tổ chức thi đánh giá năng lực Tiếng Anh theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.

Thống nhất bỏ chứng chỉ ngoại ngữ, tin học cho giáo viên

Thống nhất bỏ chứng chỉ ngoại ngữ, tin học cho giáo viên

Bộ GD-ĐT đã làm việc, trao đổi và đi đến thống nhất với Bộ Nội vụ về việc bỏ quy định chứng chỉ ngoại ngữ và tin học cho giáo viên.