Các nhà sản xuất điện thoại bao gồm Apple được yêu cầu phải cập nhật bản vá lỗi và dự trữ linh kiện thay thế để sửa chữa cho iPhone cùng các thiết bị khác trong vòng 7 năm, theo đề xuất mới của chính phủ Đức lên Liên minh châu Âu (EU) nhằm bảo vệ môi trường.

Chính phủ liên bang Đức đã tham gia đàm phán với Ủy ban châu Âu (nhánh hành pháp của EU) để thay đổi các đề xuất ảnh hưởng tới việc sửa chữa và bảo hành điện thoại thông minh cũng như máy tính bảng. Trong khi Ủy ban châu Âu đang nỗ lực thúc ép các nhà sản xuất thiết bị cung cấp linh kiện và hỗ trợ trong vòng 5 năm, Đức muốn con số này cao hơn thế.

Liên minh châu Âu dự định đưa ra giới hạn tối thiểu 5 năm với các bản cập nhật, 5 năm cho linh kiện thay thế trên smartphone và 6 năm cho linh kiện thay thế trên tablet. Nhưng Bộ Kinh tế Đức muốn một con số thống nhất là 7 năm cho tất cả, theo tờ địa phương Heise.de.

Bên cạnh việc kéo dài vòng đời của sản phẩm, Đức muốn các linh kiện thay thế được cung cấp với mức giá hợp lý. Đề xuất này bao gồm các nhà sản xuất phải công khai giá của linh kiện bên trong và không được tăng chi phí theo thời gian.

{keywords}
iPhone quá cũ bị hỏng có thể không sửa được vì hết linh kiện thay thế hoặc do người dùng không có quyền tự sửa chữa.

Về thời hạn bao lâu linh kiện đến nơi, Ủy ban châu Âu đưa ra kế hoạch tối đa là 5 ngày làm việc mặc dù Đức muốn thời gian cung ứng phải được rút ngắn hơn nữa.

Đức cũng ủng hộ Ủy ban châu Âu trong việc dán nhãn năng lượng và chỉ số sửa chữa, thứ giúp người tiêu dùng biết được thiết bị có thể được sửa dễ đến mức nào. 

Đương nhiên thái độ cứng rắn của Đức là trái ngược với các nhà sản xuất. Tổ chức DigitalEurope, gồm các thành viên như Apple, Google hay Samsung, đang vận động hành lang cho một kế hoạch ba năm cập nhật bản vá lỗi và hai năm cho các bản cập nhật chức năng. 

DigitalEurope tin tưởng vào việc có thể cung cấp  linh kiện thay thế như pin hay màn hình, nhưng các thành phần khác như camera hay microphone hiếm khi hỏng là không cần thiết.

Tranh luận về tuổi thọ phần cứng trên iPhone và các thiết bị tương tự vẫn đang diễn ra với Liên minh châu Âu dự kiến đưa ra đề xuất vào năm 2023.

Nghị viện châu Âu (nhánh lập pháp của EU) đã bỏ phiếu thông qua quyền sửa chữa thiết bị vào tháng 11/2020, một chiến thắng lớn đối với phe ủng hộ chống độc quyền chống lại Táo khuyết. 

Đến tháng 4/2021, Tây Ban Nha đã thông qua tiêu chuẩn quốc gia về bảo vệ người tiêu dùng, buộc tất cả các công ty phải bán sản phẩm với bảo hành tối thiểu ba năm cũng như tăng mức độ sẵn có của linh kiện thay thế từ 5 năm lên 10 năm.

Phương Nguyễn (Theo Apple Insider)

Kính thực tế ảo Apple phải kết nối với iPhone

Kính thực tế ảo Apple phải kết nối với iPhone

Kính thực tế ảo dạng dây đeo (AR/VR headset) mà Apple đang phát triển sẽ cần kết nối không dây liên tục với iPhone, hoặc các thiết bị khác của Táo khuyết để hoạt động bình thường, theo tin đồn mới nhất.