Theo Reuters, Facebook đã phải trả 104 triệu Euro (tương đương 123 triệu USD) tiền thuế, bao gồm cả khoản phạt 22 triệu Euro. Vụ việc liên quan đến chuyện Facebook nộp thuế trước năm 2018.
Hiệp hội Internet của Pháp cho biết vào năm 2018, Facebook đã thu thập dữ liệu về những người không sử dụng mà không được sự đồng ý của họ và giới hạn trách nhiệm của mình một cách bất hợp pháp đối với thông tin cá nhân.
Tổ chức phi chính phủ nói trên tuyên bố rằng Facebook đã thu thập quá mức các ý kiến chính trị, niềm tin tôn giáo và xu hướng tình dục của người dùng, vi phạm luật bảo mật của EU.
Về vấn đề này, Facebook vẫn chưa phản hồi và Bộ Tài chính Pháp cho biết sẽ không bình luận về các trường hợp thuế riêng lẻ.
Facebook trước đó đã bị Pháp phạt 160.000 USD vì không bảo vệ dữ liệu người dùng.
Facebook cũng từng bị phạt 500.000 bảng Anh (649.000 USD) vì vai trò của mình trong vụ bê bối liên quan đến Cambridge Analytica, công ty chính trị được thuê bởi chiến dịch tranh cử tổng thống năm 2016 của Tổng thống Trump, có quyền truy cập vào dữ liệu cá nhân của hàng triệu người dùng Facebook.
Trong một diễn biến khác, cơ quan thuế Indonesia vừa bổ sung thêm một số doanh nghiệp vào danh sách phải đóng10% thuế VAT, đó là Facebook, TikTok, Apple, Walt Disney (Đông Nam Á) và các công ty con của Amazon.
Facebook cho hay sẽ tuân thủ quy định mới của Indonesia và bắt đầu nộp thuế VAT tính từ 1/9/2020.
Điệp Lưu
CEO Facebook bị gọi chất vấn riêng trong vụ điều tra chống độc quyền
Vụ điều tra chống độc quyền đối với Facebook đang tập trung vào chuyện họ mua lại Instagram và WhatsApp. Lần chất vấn CEO Mark Zuckerberg mới nhất có thể là dấu hiệu cho thấy vụ việc đang nghiêm trọng hơn.