GameFi và DeFi: Sự kết hợp tất yếu của thị trường Blockchain

Những khái niệm “GameFi”, “play-to-earn”,... vốn đã không còn xa lạ với giới đầu tư Crypto. Đây là mô hình kinh doanh giúp người chơi game tạo ra thu nhập từ chính việc giải trí hàng ngày.

GameFi đã trở thành một trong những xu hướng nổi bật nhất của thị trường crypto trong năm 2021. Mặc dù vậy, có một thực tế là nhiều dự án GameFi không thể duy trì được mức ổn định lợi nhuận, điều đang là trở ngại với các nhà đầu tư khi quyết định “xuống tiền”. 

Với DeFi (Decentralized Finance), đây là nền tài chính phi tập trung (hay tài chính mở) mà trong đó, các tổ chức, thị trường hay các công cụ tài chính được quản lý phi tập trung, không chịu sự chi phối của cá nhân, tổ chức nào. Hoạt động của DeFi được thực hiện thông qua những hợp đồng thông minh (smart contract).

{keywords}
GameFi hay chơi game kiếm tiền là xu hướng chủ đạo trên thị trường crypto cuối năm 2021. Tuy vậy, dòng game này sẽ ít nhiều thay đổi trong thời gian tới đây với sự hình thành những liên minh bao gồm cả đối tác "ngoài GameFi".

Khác với tiềm năng lợi nhuận khó dự kiến của GameFi, các dự án DeFi thường có mô hình kinh doanh phát triển theo kiểu chậm mà chắc, hướng đến việc có nguồn lợi nhuận ổn định bằng cách xây dựng nên tập người sử dụng sản phẩm trung thành. 

Sự khác biệt giữa 2 mô hình kinh doanh trên khiến nhiều nhà đầu tư băn khoăn khi phải chọn lựa giữa việc thu về một khoản lợi nhuận lớn nhưng ẩn chứa nhiều rủi ro hay chọn các dự án DeFi có lợi nhuận thấp nhưng dòng tiền ổn định. 

Trên thực tế, hoàn toàn có thể tạo làn sóng đầu tư giao thoa để tích hợp ưu điểm của cả 2 loại hình. Cụ thể, các dự án GameFi sẽ đưa game thủ của mình tiếp cận DeFi - những dự án đầu tư dài hạn và bền vững hơn. Trong khi đó, các dự án DeFi cũng được hưởng lợi nhờ sức mạnh của tập khách hàng khổng lồ mà các dự án GameFi có thể huy động được. 

Sớm nhìn được tiềm năng này, một sự kết hợp giữa GameFi, DeFi và cộng đồng - liên minh chiến lược của Pandora, SPAC3SHIP và Topebox đã được hình thành vào ngày 29/3. Đây vốn đều là những cái tên nổi bật trong lĩnh vực tiền mã hóa 

Vai trò của 3 “ông lớn” trong cuộc chơi tiền mã hóa

Pandora, đại diện phía DeFi trong liên minh, vốn được xem như một dự án mang tính cách mạng khi sở hữu nhiều cơ chế đầu tư giúp tối ưu lợi nhuận cho người dùng.

Ngoài sự hấp dẫn bởi những cơ hội đầu tư vào DeFi từ chính sàn của mình, sự hợp tác với Topebox hứa hẹn mang đến cho người dùng của Pandora nhiều cơ hội đầu tư mới vào các dự án GameFi.

Trong khi đó, nền tảng Topebox vốn chuyên phát triển game giờ đây lại có thêm một vai trò mới. Đó là cung cấp cho người chơi cơ hội kiếm tiền bền vững nhờ sàn Pandora.  

Để liên kết 2 nền tảng này với nhau, không thể thiếu sự điều phối cộng đồng từ SPAC3SHIP. Trong liên minh này, SPAC3SHIP đảm nhận vai trò quản lý, phát triển và hỗ trợ tư vấn chiến lược. 

{keywords}
Các chuyên gia chia sẻ về những xu hướng phát triển mới của lĩnh vực crypto thời gian tới. 

Trả lời về việc hợp tác, đại diện Pandora cho biết: “Từ góc độ DeFi, liên minh giữa Pandora, SPAC3SHIP, Topebox mang đến cho cộng đồng những cơ hội đầu tư mới nhờ tận dụng sức mạnh của nền kinh tế trong các dự án GameFi."

Bên cạnh đó, với sự hỗ trợ truyền thông từ cộng đồng SPAC3SHIP và tệp người chơi game đông đảo của Topebox, cộng đồng DeFi của Pandora nói riêng và toàn cầu nói chung sẽ đón một làn sóng người dùng khủng, bao gồm cả những người đã quen với blockchain hay chỉ mới tiếp cận DeFi lần đầu.

Trọng Đạt

Có 33 triệu người dùng, Pi Network vẫn gần như vô giá trị

Có 33 triệu người dùng, Pi Network vẫn gần như vô giá trị

Sự triển khai chậm chạp của Pi Network đã khiến một bộ phận người "đào" Pi bắt đầu cảm thấy mất kiên nhẫn với đồng “tiền ảo” này.