Theo dự báo, trong những tháng tới, thị trường thực phẩm trong nước sẽ thiết lập
mặt bằng giá mới, thấp hơn so với hiện nay từ 10-15%. Cuối năm, giá các mặt hàng
này có thể tăng nhẹ trở lại, nhất là mặt hàng thịt lợn hơi.
TIN BÀI KHÁC
4 nguyên nhân làm "loạn" thị trường BĐS
Có thể xảy ra “sốt” giá đường
Du lịch MICE- ngành công nghiệp cần được đẩy mạnh tại VN
Tay nắm cần số dát vàng giá hơn 17 triệu đồng
Chiều 18/7, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Cao Đức Phát chủ trì cuộc họp bàn các giải pháp bình ổn giá lương thực, thực phẩm.
Vì thời gian gần đây, người tiêu dùng liên tục phải đối mặt với hàng loạt các mặt hàng tăng giá như: rau xanh, thịt lợn, thủy sản, muối, đường.
Bộ trưởng Cao Đức Phát chỉ đạo các đơn vị chức năng thuộc Bộ phải phối hợp với
các tỉnh trong cả nước cùng với Bộ Công thương và ngành khác theo dõi sát sao
thị trường, giá cả các loại sản phẩm chính để thông tin cho người tiêu dùng và
người sản xuất.
Mục tiêu của chỉ đạo này, theo ông Phát, là nhằm tránh xảy ra tình trạng chỗ
lương thực, thực phẩm thừa, chỗ lại thiếu như tình trạng hiện nay. Từ đó, có
thông tin đúng nhất cho người sản xuất được yên tâm, người tiêu dùng có định
hướng tiêu dùng đúng nhằm “điều hòa được thị trường giữa các nơi trong cả nước”.
Bộ trưởng tiếp tục yêu cầu các đơn vị trực thuộc Bộ tiếp tục theo dõi và tìm
biện pháp tăng nguồn cung cho người tiêu dùng trong thời điểm hiện tại và những
tháng cuối năm.
Theo báo cáo của Bộ NN&PTNT, diện tích thu hoạch lúa hè của bà con Đồng bằng
sông Cửu Long thu được 1/3 diện tích, lúa đang phát triển tốt nên cần theo dõi
bảo vệ thực vật, không để mất mùa. Đặc biệt, tại các địa phương ở đây sẽ đẩy
mạnh sản xuất vụ 3 với 500.000 ha, trong đó có 100.000 ha vụ Thu Đông sắp tới để
đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ Chính phủ giao tăng thêm 1 triệu tấn lúa trong
năm 2011.
Giá rau xanh tăng đột biến, vẫn theo người đứng đầu ngành NN&PTMNT, là do nguồn
cung tại các tỉnh phía Bắc hạn chế vì vụ rau Hè Thu có diện tích thấp nhất trong
năm. Hơn nữa, người trồng rau liên tiếp gặp thời tiết không thuận lợi từ cơn bão
số 2, và các trận mưa rào liên tiếp. Ông Phát yêu cầu Cục Trồng trọt tiếp tục ổn
định và mở rộng diện tích nhằm đáp ứng nhu cầu cho người tiêu dùng bên cạnh việc
theo dõi, giám sát chất lượng rau.
Hiện, các vùng trồng rau tập trung đang đẩy mạnh gieo trồng và chăm sóc rau. Sắp
tới có thể có nguồn rau từ Lâm Đồng, một số tỉnh phía Bắc và lượng rau nhập khẩu
bổ sung cho thị trường Hà Nội nên dự báo giá rau xanh sẽ hạ nhiệt và ổn định hơn
vào tháng 8, 9 tới.
Về lý do giá thịt lợn tăng cao trong thời gian qua, ông Hoàng Kim Giao, Cục
trưởng Cục Chăn nuôi cho biết, qua thẩm định cho thấy nguồn cung chưa đáp ứng
được nhu cầu, đặc biệt trong các tháng 5, 6, 7 do ảnh hưởng của dịch bệnh cuối
năm 2010, số đầu lợn giảm 3,7%, nhất là đàn lợn nái giảm tới 8,6%.
Ngoài ra, tình hình sản xuất chăn nuôi giữa các vùng không đều, các hộ chăn nuôi
nhỏ bỏ chăn nuôi vì tâm lý ngại dịch bệnh, giá đầu vào tăng. Trong khi đó, các
trang trại thiếu hụt giống và tiếp cận nguồn vốn khó khăn cũng là những nguyên
nhân dẫn tới tình trạng thiếu hụt nguồn cung thịt trên thị trường...
Từ đó, Bộ NN&PTNT, sẽ có văn bản đề nghị các tỉnh rà soát, thống kê số lượng,
địa chỉ các trang trại chăn nuôi đang có khó khăn về vốn; rà soát các văn bản
thực hiện hướng dẫn về tiêu chí trang trại mới để cung cấp cho phía ngân hàng
xem xét, có chính sách ưu tiên khoanh nợ, giãn nợ, hỗ trợ lãi suất.
(Theo VTC News)