Chiều 29/7, anh Hoàng Sơn (TP.HCM) cho biết nhận được tin nhắn từ một số điện thoại với nội dung: “Bộ Y tế xin thông báo: Bạn đã đủ điều kiện đăng ký xin trợ cấp. Vui lòng hoàn thành thủ tục đăng ký trực tuyến ngay bây giờ. Thời hạn tới 17 giờ 30 hôm nay”. Kèm theo đó là đường link của một website.

{keywords}
Nội dung tin nhắn lừa đảo gửi đến người dùng. 

Khi click vào website này sẽ ra giao diện giả mạo của Cổng thông tin Bộ Y tế được đầu tư khá công phu về nội dung. Trên website sẽ có pop-up yêu cầu làm thủ tục tiêm vắc-xin. Nếu click vào đăng ký, người dùng sẽ được dẫn sang một website khác. 

{keywords}
Trang giả mạo yêu cầu người dùng điền thông tin đăng nhập và mật khẩu Internet Banking. (Ảnh chụp màn hình)

Trong website đăng ký thông tin tiêm chủng, người dùng phải điền tên trên CMND, số điện thoại. Kèm theo đó, phải có thông tin tên ngân hàng, tên đăng nhập Internet Banking và mật khẩu Internet Banking. Tới bước này, nhiều người sẽ nhận ra đây là trang web lừa đảo.

“Bộ Y tế lấy tài khoản ngân hàng của tôi làm gì”, anh Sơn nói. 

Hành vi lừa đảo yêu cầu người dùng đăng nhập thông tin ngân hàng, mật khẩu ngân hàng không mới. Tuy nhiên, thủ đoạn của kẻ xấu sẽ thay đổi tuỳ thời điểm. Chẳng hạn giai đoạn này người dân đang chờ được tiêm vắc-xin, các đối tượng sẽ lợi dụng việc này để lừa gạt người không am hiểu.

Các tổ chức tín dụng, công ty bảo mật đều khuyên người dùng không cung cấp thông tin cá nhân, đặc biệt thông tin đăng nhập và mật khẩu ngân hàng. Tất cả những bên yêu cầu mật khẩu ngân hàng hay mã OTP đều là lừa đảo.

Hải Đăng

Lập website giả mạo Cổng thông tin điện tử Bộ công an để lừa đảo

Lập website giả mạo Cổng thông tin điện tử Bộ công an để lừa đảo

Website giả mạo này sử dụng tên, giao diện dễ gây nhầm lẫn với Cổng thông tin điện tử của Bộ Công an với mục đích lừa đảo.