Trong tuần qua, giá vàng ghi nhận tăng mạnh nhất vào phiên ngày 16/6, đạt mức 1.856,29 USD/ounce. Đây là mức tăng mạnh nhất trong vòng 3 tháng qua, do USD và lợi suất trái phiếu kho bạc giảm sau khi Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), Jerome Powell cho rằng, các đợt tăng lãi suất mạnh bất thường sẽ không xảy ra trong thời gian tới.
Thông thường, lãi suất cao hơn sẽ làm giảm sự hấp dẫn đối với vàng, bất kể những lo ngại về suy thoái kinh tế và áp lực giá cả tăng, vẫn ủng hộ cho việc nhu cầu tài sản trú ẩn bằng vàng.
Trong tuần, hôm 15/6, Ngân hàng Trung ương Mỹ đã tăng lãi suất lên 75 điểm phần trăm, mức tăng lớn nhất kể từ năm 1994. Trong thông báo, ông Jerome Powell phát đi một tín hiệu, sẽ có đợt tăng tiếp theo vào tháng tới, trong đó sẽ tập trung vào kiềm chế lạm phát. Các nhà hoạch định chính sách dự báo, lãi suất từ nay đến cuối năm sẽ tăng lên mức 3,4% và 3,8% vào cuối năm 2023.
Trước công bố tăng lãi suất của Fed, vàng đã tăng ngay sau tuyên bố của Ngân hàng Trung ương châu Âu về kế hoạch tạo ra những công cụ mới để chống lại sự tăng không kiểm soát của lợi suất trái phiếu.
Hiện tại, giá vàng giảm 0,6% xuống khoảng 1.845,00 USD/ounce so với thời điểm cao nhất trong tuần, trong đó, vàng kỳ hạn của Mỹ giảm 0,1% xuống 1.848,00 USD. Do đó, giá vàng khối được định giá bằng đồng bạc xanh trở lên kém hấp dẫn hơn, do chỉ số USD tăng vào ngày 17/6, trong khi lợi suất trái phiếu kho bạc 10 năm chuẩn của Mỹ cũng bị đẩy lên.
Han Tan, nhà phân tích thị trường tại Exility cho biết: “Áp lực từ sau đợt tăng lãi suất vừa qua lên mức 75 điểm phần trăm của Fed, thậm chí sắp tới của Mỹ, sẽ giới hạn đà tăng trong ngắn hạn của vàng”.
Vàng thực sự không được hỗ trợ nhiều trong công bố của ông Jerome Powell, bởi lạm phát và bất ổn kinh tế thường hỗ trợ cho vàng, nhưng lần này, lãi suất cao hơn sẽ làm tăng chi phí, ngăn chặn cơ hội tới các nhà đầu tư có ý định nắm giữ vàng khối.
Nhà phân tích Xiao Fu của Bank of China International cho biết: “Áp lực của việc tăng lãi suất và đồng USD, lớn hơn bất kỳ nhu cầu an toàn nào, do lo ngại về suy thoái kinh tế”.
Động thái của vàng gần đây có mối liên hệ chặt chẽ với USD và lợi suất trái phiếu. Theo các nhà phân tích, điều này diễn ra bất chấp bối cảnh kinh tế toàn cầu gặp bất lợi khi Trung Quốc đóng cửa kinh tế. Trong khi đó, nhu cầu đối với vàng vật chất vẫn trầm lắng ở nước tiêu thụ hàng đầu như tại Trung Quốc do các hạn chế về dịch Covid.
“Nếu suy thoái kinh tế của Mỹ tiếp tục tăng trong khi Fed vẫn tiếp tục những động thái tăng lãi suất để dập tắt lạm phát, thì điều đó sẽ giúp nhà đầu tư tìm đến vàng như là nơi gửi gắm tài sản an toàn”, Exility Tan cho biết.
"Trong tương lai, chúng tôi kỳ vọng sức mạnh của USD và sự phục hồi lợi tức trái phiếu để giới hạn giá vàng ", khi Fed đưa ra lập trường cứng rắn.
Các nhà phân tích rủi ro quốc gia tại Fitch Solutions (đơn vị chuyên nghiên cứu kinh tế vĩ mô của Tập đoàn Fitch), cho biết: "Giá vàng sẽ không giảm trở lại như thời điểm trước dịch Covid-19 , vàng vẫn sẽ được hỗ trợ và tăng mạnh trong bối cảnh, chiến tranh Nga-Ukraine, lạm phát toàn cầu gia tăng và đại dịch dai dẳng".
Ngọc Cương