Giá xăng dầu trong nước hôm nay 22/5/2024
Tại thị trường trong nước, giá bán các loại xăng dầu hôm nay 22/5 được áp dụng theo mức giá ở phiên điều hành chiều 16/5 của liên bộ Tài chính - Công Thương.
Theo đó, giá xăng dầu được điều chỉnh theo hướng giảm giá xăng, tăng giá dầu (trừ dầu mazut).
Cụ thể, giá xăng E5 hạ xuống 22.110 đồng/lít. Giá xăng RON 95 giảm còn 23.130 đồng/lít.
Trái lại, giá dầu diesel được nâng lên 19.870 đồng/lít. Giá dầu hỏa được điều chỉnh tăng lên mức 19.900 đồng/lít.
Giá bán lẻ xăng dầu hôm nay:
Mặt hàng | Giá từ 16/5 (đơn vị: đồng/lít) | So với kỳ trước |
Xăng RON 95-III | 23.130 | - 410 |
Xăng E5 RON 92-II | 22.110 | - 510 |
Dầu diesel | 19.870 | + 30 |
Dầu hỏa | 19.900 | + 200 |
Giá xăng dầu thế giới hôm nay 22/5/2024
Trên thị trường thế giới, giá xăng dầu hôm nay 22/5 tiếp tục xu hướng giảm.
Dữ liệu từ Oilprice cho hay, lúc 8h10' ngày 22/5 (giờ Việt Nam), giá dầu Brent được niêm yết ở mức 82,32 USD/thùng, giảm 0,68% so với phiên liền trước. Giá dầu WTI ở mức 79,26 USD/thùng, giảm 0,68% so với phiên liền trước.
Ngày 21/5, giá dầu tiếp tục đi xuống theo đà giảm nhẹ từ phiên giao dịch đầu tuần (20/5).
Theo dữ liệu từ Oilprice, lúc 20h50' ngày 21/5 (giờ Việt Nam), giá dầu Brent được niêm yết ở mức 82,92 USD/thùng, giảm 0,94% so với phiên liền trước. Giá dầu WTI ở mức 79 USD/thùng, giảm 1% so với phiên liền trước.
Giá dầu tiếp tục đi xuống do các nhà đầu tư lo ngại lạm phát dai dẳng và lãi suất cao ở Mỹ sẽ gây sức ép lên nhu cầu.
Giá dầu giảm khi các quan chức của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) cho biết họ cần thêm các dấu hiệu cho thấy lạm phát giảm tốc trước khi cân nhắc cắt giảm lãi suất.
Theo Reuters, Phó Chủ tịch Fed Philip Jefferson ngày 20/5 cho hay còn quá sớm để nói liệu sự giảm tốc của lạm phát có kéo dài hay không. Còn Phó Chủ tịch Fed Michael Barr cho rằng chính sách thắt chặt lãi suất cần có thêm thời gian.
Trong khi đó, theo ông Raphael Bostic, Chủ tịch Fed Chi nhánh Atlanta, sẽ mất một thời gian để Fed có thể tin sự giảm tốc của lạm phát là bền vững.
Nhìn chung, bình luận của các quan chức Fed cho thấy lãi suất có khả năng duy trì ở mức cao hơn dự kiến. Điều này ảnh hưởng đến thị trường "vàng đen" bởi chi phí vay mượn cao hơn sẽ hạn chế nguồn vốn, ảnh hưởng đến nhu cầu dầu thô, dẫn đến giảm giá dầu.
Giới đầu tư đang hướng sự chú ý đến nguồn cung từ Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ và các nước đồng minh (còn gọi là OPEC+). Nhóm này dự kiến họp vào ngày 1/6 để thiết lập chính sách về sản lượng.
Ở cuộc họp này, OPEC+ có thể kéo dài một phần thỏa thuận cắt giảm sản lượng tự nguyện nếu nhu cầu dầu không tăng.