Giá xăng dầu trong nước hôm nay
Tại thị trường trong nước, giá bán các loại xăng dầu hôm nay được áp dụng theo mức giá tại phiên điều hành chiều 21/7 của liên Bộ Tài chính - Công Thương.
Cụ thể, giá xăng RON 95-III tăng 1.300 đồng/lít, lên mức 22.790 đồng/lít; giá xăng E5 RON 92-II tăng 1.220 đồng/lít, giá bán là 21.630 đồng/lít.
Giá dầu diesel tăng 890 đồng/lít, giá ở mức 19.500 đồng/lít. Giá dầu hỏa tăng 860 đồng/lít, lên mức 19.180 đồng/lít.
Giá bán lẻ xăng dầu hôm nay:
Mặt hàng | Giá từ 21/7 (đơn vị: đồng/lít) | So với kỳ trước |
Xăng RON 95-III | 22.790 | + 1.300 |
Xăng E5 RON 92-II | 21.630 | + 1.220 |
Dầu diesel | 19.500 | + 890 |
Dầu hỏa | 19.180 | + 860 |
Giá xăng dầu thế giới hôm nay
Trên thị trường thế giới, giá xăng dầu hôm nay (26/7) đảo chiều đi xuống sau khi tăng lên mức cao nhất 3 tháng.
Theo dữ liệu từ Oilprice, lúc 9h35' ngày 26/7 (giờ Việt Nam), giá dầu Brent được giao dịch ở mức 83,28 USD/thùng, giảm 0,36 USD, tương đương 0,43% so với phiên liền trước. Giá dầu WTI ở mức 79,29 USD/thùng, giảm 0,34 USD, tương đương 0,43% so với phiên liền trước.
Dữ liệu từ Oilprice cho hay, lúc 9h29' ngày 25/7 (giờ Việt Nam), giá dầu Brent lên mức 82,88 USD/thùng, tăng 0,14 USD, tương đương 0,17% so với phiên liền trước. Giá dầu WTI ở mức 78,92 USD/thùng, tăng 0,18 USD, tương đương 0,23% so với phiên liền trước.
Tuy nhiên, sau đó, giá dầu đã đảo chiều đi xuống. Lúc 20h42' ngày 25/7 (giờ Việt Nam), giá dầu Brent xuống mức 82,58 USD/thùng, giảm 0,17 USD, tương đương 0,21% so với phiên liền trước. Giá dầu WTI ở mức 78,57 USD/thùng, giảm 0,17 USD, tương đương 0,22% so với phiên liền trước.
Trong phiên 25/7, giá dầu Brent có thời điểm đã chạm mức 83,87 USD/thùng - mức cao nhất kể từ ngày 19/4. Giá dầu WTI có thời điểm tăng lên mức 79,9 USD/thùng - mức cao nhất kể từ ngày 19/4.
Theo giới phân tích, giá dầu tăng cao sau thông tin giới chức Trung Quốc cam kết đẩy mạnh các chính sách hỗ trợ nền kinh tế khi quá trình phục hồi sau đại dịch Covid-19 chậm chạp. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã phát tín hiệu tăng hỗ trợ cho lĩnh vực bất động sản, đồng thời cam kết thúc đẩy tiêu dùng. Động thái này có thể hỗ trợ nhu cầu dầu mỏ ở Trung Quốc.
Trung Quốc hiện là nước tiêu thụ dầu lớn thứ hai thế giới. Tin tức trên khiến nhà đầu tư kỳ vọng nhu cầu dầu mỏ sẽ tăng lên, trong bối cảnh thị trường toàn cầu có dấu hiệu thắt chặt nguồn cung.
Giá dầu đã tăng 4 tuần liên tiếp khi nguồn cung dự kiến sẽ thắt chặt do kế hoạch cắt giảm sản lượng từ Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ và đồng minh (OPEC+). Giới phân tích nhận định giá dầu còn có thể tăng cao hơn trong ngắn hạn.
Tuy nhiên, các số liệu kém tươi sáng của Khu vực sử dụng đồng Euro (Eurozone) và Mỹ đã tác động tiêu cực lên giá dầu.
Kết quả khảo sát hoạt động kinh doanh trong tháng Bảy tại khu vực Eurozone cho thấy nhu cầu trong ngành dịch vụ tại đây giảm nhiều hơn dự kiến, còn sản lượng của các nhà máy cũng suy yếu.
Tại Mỹ, hoạt động kinh doanh vào tháng Bảy đã xuống mức thấp nhất trong 5 tháng.
Bên cạnh đó, các nhà giao dịch đang dõi theo cuộc họp chính sách kéo dài trong 2 ngày 25-26/7 của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed). Nhiều nhà đầu tư đặt cược vào khả năng Fed sẽ tăng lãi suất thêm 0,25 điểm phần trăm.