Do tình hình Covid-19, lễ trao giải Nobel được tổ chức cả trực tiếp và trực tuyến. Người đoạt giải được trao chứng nhận Nobel, huân chương Nobel và 10 triệu Krona tiền thưởng (1,14 triệu USD) vào tháng 12 tới.

{keywords}

"Khả năng cảm nhận nhiệt, lạnh và xúc giác của chúng ta là điều cần thiết cho sự sinh tồn và làm nền cho tương tác của chúng ta với thế giới xung quanh. Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta coi những cảm giác này là đương nhiên, nhưng làm thế nào các xung thần kinh bắt đầu có thể cảm nhận được nhiệt độ và áp suất? Câu hỏi này đã được giải đáp bởi những người đoạt giải Nobel năm nay", Hội đồng Nobel cho biết.

David Julius đã sử dụng capsaicin, một hợp chất cay từ ớt gây ra cảm giác nóng rát, để xác định một cảm biến trong các đầu dây thần kinh của da phản ứng với nhiệt.

Ardem Patapoutian dùng các tế bào nhạy cảm với áp suất để khám phá ra một loại cảm biến mới phản ứng với các kích thích cơ học trong da và các cơ quan nội tạng. Những phát hiện mang tính phá này đã kích hoạt các hoạt động nghiên cứu cường độ lớn dẫn đến sự hiểu biết nhanh chóng của chúng ta về cách thức hệ thần kinh của chúng ta cảm nhận nóng, lạnh và kích thích cơ học.

Hai nhà khoa học David Julius và Ardem Patapoutian đã xác định được các mối liên hệ quan trọng còn thiếu trong hiểu biết của chúng ta về sự tác động phức tạp lẫn nhau giữa các giác quan của chúng ta và môi trường.

{keywords}
Nhận giải Nobel Y Sinh 2021

Trước khi hai nhà khoa học trên được xướng tên, các ứng viên sáng giá được đề cử trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là nghiên cứu về RNA thông tin (mRNA) -  tiền đề của vắc xin Covid-19; tế bào bạch cầu lympho B và T - cần thiết cho hệ thống miễn dịch của con người; và công trình xác định gen nguy cơ gây ung thư, mở ra các phương pháp điều trị tiềm năng.

Giải Nobel Y Sinh mở đầu cho loạt giải thưởng Nobel năm nay về nhiều lĩnh vực như vật lý, hóa học, văn học và hòa bình... Giải này được trao cho những khám phá quan trọng và nổi bật trong lĩnh vực khoa học sự sống và y học.

Nobel Y Sinh được trao lần đầu vào năm 1901 cho nhà y học người Đức Emil Adolf von Behring, "cho những nghiên cứu của ông về chất huyết thanh, đặc biệt là phát triển một loại vắc xin để chống lại bệnh bạch hầu".

Năm ngoái, Ủy ban Nobel vinh danh hai nhà khoa học người Mỹ và một nhà khoa học người Anh với các công trình nghiên cứu về virus viêm gan C, góp phần cứu sống hàng triệu người trên thế giới.

Thanh Hảo  

Nghiên cứu virus viêm gan C giành Nobel Y Sinh 2020

Nghiên cứu virus viêm gan C giành Nobel Y Sinh 2020

Giải thưởng Nobel Y Sinh 2020 vừa được trao cho ba nhà khoa học với nghiên cứu về virus viêm gan C.