Trong khuôn khổ sự kiện Kinh tế số và chính sách An ninh mạng Việt Nam tại Hà Nội sáng 29/3, Giám đốc chính sách an ninh mạng của Facebook, Nathaniel Gleicher nhấn mạnh “không gì đảm bảo an toàn trên mạng Internet vì có hàng triệu kết nối. Chắc chắn sẽ có người tìm ra và khai thác những lỗ hổng đó”.
Chính vì thế, Giám đốc Facebook muốn người dùng cần thông thái hơn trong việc sử dụng. Sự giám sát từ các chính phủ cũn giúp đảm bảo an minh mạng tốt hơn.
"Chúng ta có hàng tỷ máy tính kết nối Internet, do đó bức tranh trở nên phức tạp hơn. Nếu một ai đó có ý đồ xấu, họ sẽ dễ dàng tìm cách để khai thác. Đứng ở góc độ người dùng, chúng ta phải đảm bảo sự an toàn cho chính mình", ông này cho biết thêm.
Trong khi đó, bà Ping Kitnikone - đại sứ Canada tại Việt Nam - cho rằng trong bối cảnh thúc đẩy kinh tế số trong kỷ nguyên cách mạng công nghiệp 4.0, Việt Nam cần nỗ lực để thúc đẩy, tối ưu hóa nguồn lực này nhưng phải quan tâm thích đáng đến vấn đề an ninh mạng.
Nhiều chuyên gia khác trong sự kiện cũng chia sẻ về các rủi ro an ninh mạng như: xâm phạm quyền riêng tư và khai thác trái phép dữ liệu cá nhân cho mục đích thương mại cũng như phi thương mại; vấn đề tin giả, thông tin không chính xác; phát ngôn thù ghét cũng đã gia tăng đáng kể với người dùng Internet, với doanh nghiệp.
Chính sách an ninh mạng ở Việt Nam đang ở giai đoạn bước ngoặt, đòi hỏi phải được đánh giá lại và có những bước tiến mới để ứng phó với những thách thức mới để đảm bảo thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cũng như tạo ra môi trường mạng an toàn cho người dân và doanh nghiệp.
Các diễn giả trong sự kiện đưa 6 khuyến nghị chính sách: tiếp cận xây dựng chính sách, bảo đảm quyền an toàn riêng tư và dữ liệu, toà án giải quyết trực tuyến, truyền thông và giáo dục sử dụng Internet an toàn và hợp tác quốc tế.
Theo Zing