Đầu tuần tháng 11, chúng tôi có dịp đi thuyền từ bến thượng lưu nhà máy thủy điện Bản Vẽ (huyện Tương Dương) để đi vào ốc đảo xã Hữu Khuông nơi bốn bề núi non trùng điệp và sông nước. 

Bí thư Đảng ủy xã Hữu Khuông (huyện Tương Dương) Lô Văn Tuấn cho biết, toàn xã có 7 bản, hơn 600 hộ dân với 2.677 nhân khẩu. Việc đi lại của người dân đang gặp rất nhiều khó khăn. 

"Tính từ trung tâm xã đi đến bản gần nhất là hơn 3km. Có bản không có điện, không có sóng điện thoại, đường núi đồi dốc cao như ở Huội Bủng. Riêng Bản Huội Cọ và bản Sàn cách trung tâm xã gần 20km. Việc di chuyển đi đến các bản làm việc đều phải dùng thuyền nhỏ" - ông Tuấn chia sẻ.

Trong 7 bản thì có 4 bản người Khơ Mú, 2 bản người Thái và 1 bản người H’Mông. Việc di chuyển bằng đường sông thì thuận lợi hơn trước khi thủy điện tích nước thủy điện. Điện lưới mới được Nhà nước kéo về trung tâm xã từ tháng 12/2020.

Trước đó, toàn xã không có điện, chỉ dùng máy phát điện loại nhỏ để thắp sáng các bóng đèn công suất thấp.

"Riêng khẩu phần ăn của các cháu ở các cấp mầm non, tiểu học và THCS đang được sự hỗ trợ của Nhà nước. Nói thật là các suất ăn chỉ mới đảm bảo ăn no. Ở xã không có chợ lại cách xa trung tâm để mua các thực phẩm tươi. Vì thế, việc ăn uống hàng ngày của các cháu chủ yếu là rau củ quả mua từ trong nhà dân hoặc phụ huynh đóng góp" - ông Tuấn tâm sự.

Ông Tuấn cho biết, nếu mua thực phẩm tươi phải gửi từ thị trấn Hoà Bình (trung tâm huyện Tương Dương) hoặc từ xã Tri Lễ (huyện Quế Phong) đưa đến. Thời gian đi thuyền trên sông và đường bộ gần 3 giờ đồng hồ mới đến nơi mua thực phẩm.
 
“Quãng đường là như vậy nhưng phải phụ thuộc xe, thuyền gom đủ người và hàng hoá mới đưa được vào xã. Ở trong này thật sự khó khăn, vất vả trong việc đi lại. Thực phẩm sử dụng ngày hôm nay thì phải đặt từ ngày hôm qua” – ông Tuấn bộc bạch.

{keywords}
 Vào mùa khô, nước lòng hồ thủy điện Bản Vẽ hạ xuống thấp thì việc đi lại gặp nhiều khó khăn hơn vì bùn lầy
{keywords}
 
{keywords}
Thầy cô đẩy xe xuống bến để gửi và bắt đầu hành trình đi thuyền vào trung tâm xã Hữu Khuông
{keywords}
Hàng trăm chiếc xe máy được gửi lại ở bãi bến thượng nguồn ở đập thủy điện  
{keywords}
Di chuyển trên lòng hồ giữa bốn bề là núi non trùng điệp
{keywords}
Phương tiện đi lại chủ yếu của người dân ở xã Hữu Khuông là thuyền 
{keywords}
Các thầy giáo Trường Tiểu học Hữu Khuông khi biết có khách vào thăm đã ra tận bến để tăng bo bằng xe máy vào đến trường
{keywords}
 
{keywords}
Các em học sinh ở Trường Tiểu học Hữu Khuông chủ yếu là đồng bào Thái; Khơ Mú và H'Mông
{keywords}
 
{keywords}
Đa số là con em hộ nghèo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn
{keywords}
Con đường bê tông hiếm hoi mới được nâng cấp lên từ đường đất
{keywords}
Cổng Trường Phổ thông Dân tộc bán trú - THCS Hữu Khuông 
{keywords}
Toàn trường có 209 học sinh, trong đó có 184 em ở lại khu vực bán trú. Có nhiều học sinh ở 2 bản Huội Cọ và bản Sàn phải đi thuyền khoảng 40 phút mới đến trường học. Nhiều giáo viên cũng ở cách xa hàng trăm cây số, mỗi tháng chỉ về nhà một đôi lần.
{keywords}
Mỗi cuối tháng, các em học sinh bán trú lại xếp hàng nhận suất ăn buổi trưa trước khi đi về nhà gồm: 2 gói mì tôm và 1 quả trứng gà
{keywords}
Các em vui vẻ nhận trứng và mì tôm trước khi đi thuyền về nhà
{keywords}
Khu vực có 184 học sinh bán trú ở lại ăn và học tại chỗ

Quốc Huy 

Thầy hiệu phó 20 năm 'bám' đất nghèo, xây 40 điểm trường mới

Thầy hiệu phó 20 năm 'bám' đất nghèo, xây 40 điểm trường mới

Trong 8 năm, thầy Vỹ và bạn bè đã vận động xin tài trợ để xây mới 40 điểm trường, 30 điểm trường được sửa chữa và hỗ trợ trang thiết bị phòng học như điện năng lượng mặt trời, bàn ghế, bảng, sách vở…