Nhìn lại thời điểm từ lúc bắt đầu thực hiện chương trình xây dựng NTM cách đây 10 năm (từ năm 2013), vốn là xã bãi ngang ven biển, Bình Nam có điểm xuất phát thấp, cơ sở hạ tầng từ giao thông cho đến thủy lợi, trường học rất hạn chế. Kinh tế lúc bấy giờ của xã hoàn toàn phụ thuộc vào nông nghiệp nhưng điều kiện sản xuất thô sơ, lạc hậu, nhiều vùng trồng lúa phụ thuộc vào nước trời, năm được năm mất. Người dân chủ yếu khai thác thủy sản ven bờ nên sản lượng, giá trị thương phẩm thấp. Các vùng nuôi trồng thủy sản cũng liên tục bị dịch bệnh hoành hành, hộ nuôi thua lỗ, một số diện tích phải bỏ hoang.

Trong số 259 tỷ nguồn lực đầu tư xây dựng NTM suốt 10 năm qua thì đóng góp của người dân lên đến hơn 50 tỷ. Với phương châm gõ cửa từng nhà, mưa dầm thấm lâu trong công tác tuyên truyền mà rất nhiều hộ dân hợp tác, giúp đỡ chính quyền trong nhiệm vụ xây dựng NTM. Nhiều hộ dân sẵn sàng hiến đất, vật kiến trúc, cây trồng để lấy quỹ đất xây dựng các công trình, đảm bảo hoàn thành đúng tiến độ các mục tiêu đề ra

Từ thực tế đó so sánh với hiện nay thì Bình Nam có thể thấy, Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng NTM đã thật sự mang đến sự đổi thay rất lớn cho địa phương này. Từ cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất, đời sống vật chất, tinh thần của người dân đều có bước chuyển mình tích cực. Có được kết quả này ngoài sự chỉ đạo của chính quyền địa phương thì vai trò và sự đồng thuận của người dân là rất lớn.

Xã bãi ngang ven biển Bình Nam (huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam) ‘trở mình’, hoàn thành tiến độ nông thôn mới, với phương châm gỡ khó từ tiêu chí dễ, sau 10 năm thực hiện, đến nay Bình Nam đã hoàn thành 19/19 tiêu chí về xây dựng nông thôn mới. Trụ sở UBND xã đang trong quá trình sửa chữa để chào đón Tết Âm lịch.

Trong những năm qua, xã đã thu hút các nhà đầu tư trên lĩnh vực công nghiệp (công ty HyoSung), đặc biệt là khu công nghiệp Tam Thăng mở rộng, thu hút hàng nghìn công nhân đến làm việc. Y tế được nâng cấp.

Tiểu thủ công nghiệp phát triển theo hình thức nhỏ lẻ hộ gia đình chủ yếu là các ngành nghề như cơ khí, gò hàn, cưa xẻ gỗ, xây dựng dân dụng… tính đến nay, toàn xã có 184 cơ sở sản xuất cá thể với gần 455 lao động tham gia. Tổng giá trị sản xuất tiểu thủ công nghiệp đạt  77,856 tỷ đồng chiếm 22,2% tỷ trọng ngành kinh tế.

Đến nay, Bình Nam đã thảm nhựa và bê tông được 100% đường xã, đường thôn và đường liên thôn; trên 95% đường ngõ, xóm và trục chính nội đồng đã tạo thuận lợi cho việc đi lại và sản xuất của nhân dân. Có 3 trường đều đạt trường chuẩn quốc gia mức độ 1 và kiểm định chất lượng giáo dục cấp độ 2.

Xã thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, triển khai mạnh mẽ chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP); tập trung phát triển du lịch nông thôn; nâng cao hiệu quả hoạt động của hợp tác xã; nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn... góp phần nâng cao thu nhập người dân theo hướng bền vững.

Cơ sở vật chất trường học tại xã Bình Nam được nâng cấp.

W-anh-14-4.jpg
Đến cuối năm 2022, thu nhập bình quân đầu người của Bình Nam đạt hơn 47 triệu đồng/năm, tăng hơn 31 triệu đồng /năm so với năm 2015; tỷ lệ hộ nghèo đa chiều theo chuẩn mới giảm còn 0,87%. Tổng nguồn lực đã huy động thực hiện xây dựng xã nông thôn mới ở Bình Nam đến nay đạt hơn 259,3 tỷ đồng.
W-anh-16-1.jpg

Chủ tịch UBND xã Bình Nam Phạm Công Quốc thông tin, để đạt được thành quả trên là sự góp sức của chính quyền, người dân trong suốt thời gian dài.

“Khi được công nhận xã nông thôn mới, Bình Nam ‘thay da, đổi thịt’, đời sống người dân nâng cao. Nhiều hộ gia đình sản xuất được chú trọng, kinh tế cũng từ đó phát triển theo”, ông Quốc chia sẻ.

Duy Linh và nhóm BTV