Báo cáo đề dẫn Hội thảo nêu rõ: Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật là khâu đầu tiên của quá trình xây dựng và thi hành pháp luật, có vai trò quan trọng trong việc tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân. Đây cũng là một trong những biện pháp phòng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật, giữ vị trí then chốt trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội, đấu tranh phòng chống tội phạm và vi phạm pháp luật.
Nhận thức được vị trí, tầm quan trọng của công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, những năm qua, Bộ Công an, Tỉnh ủy, UBND tỉnh quan tâm, chỉ đạo quyết liệt, đạt được nhiều kết quả tích cực. Các cấp, các ngành, công an các đơn vị, địa phương đã chủ động đổi mới hình thức, nội dung thiết thực, phù hợp với nhu cầu tiếp cận của nhân dân và điều kiện thực tiễn ở mỗi địa bàn. Tuy nhiên công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật vẫn còn những hạn chế bất cập như: nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của một bộ phận nhân dân chưa cao; công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục ở một số đơn vị, địa phương còn thiếu linh hoạt, chất lượng, hiệu quả chưa cao…
Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật vẫn còn những hạn chế. Nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của một bộ phận nhân dân chưa cao. Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật ở một số đơn vị, địa phương còn thiếu linh hoạt, chất lượng, hiệu quả chưa cao. Công tác phối hợp giữa lực lượng Công an, ban, ngành, đoàn thể, nhà trường, chính quyền, địa phương trong công tác này có lúc còn chưa được quan tâm.
Tại Hội thảo, các đại biểu đã tập trung thảo luận, trao đổi về thực trạng và công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn; làm rõ những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân, nhất là những nguyên nhân mang tính chủ quan từ trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo đến việc tổ chức triển khai. Trên cơ sở đó, các đại biểu đã đề xuất giải pháp chấn chỉnh, khắc phục những tồn tại, hạn chế và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật của Công an tỉnh Hà Nam thời gian tới.
Phát biểu kết luận Hội thảo, Đại tá Lê Văn Tuấn, Phó Giám đốc Công an tỉnh Hà Nam cho biết, Hội thảo được tổ chức nhằm tăng cường tuyên truyền, phổ biến giáp dục pháp luật, góp phần nâng cao nhận thức của cán bộ, chiến sỹ lực lượng Công an và nhân dân, tạo sự chuyển biến về ý thức tôn trọng và tự giác chấp hành pháp luật. Kết quả của Hội thảo là cơ sở khoa học quan trọng để Công an tỉnh tiếp thu, áp dụng vào công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật của ngành trong thời gian tới; đồng thời, góp phần hoàn thiện lý luận về công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật nói chung.