Nội dung này được nêu trong dự thảo Nghị quyết của HĐND TP Hà Nội vừa được công bố.
Theo đó, mức thu học phí đối với các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập được áp dụng từ năm học 2023 - 2024. Mức học phí này thấp hơn mức học phí hiện hành HĐND TP Hà Nội đã thông qua ngày 4/7/2023 và giảm tới gần một nửa so với mức 50.000 - 300.000 đồng/tháng thông qua vào năm 2022. Theo đề xuất, học sinh bậc tiểu học sẽ được miễn học phí.
Như vậy, trong 3 năm qua, mức học phí của các trường công lập vẫn giữ nguyên bởi năm 2022, đánh giá đời sống người dân còn khó khăn sau 2 năm bị ảnh hưởng bởi Covid-19, Hà Nội chi khoảng 1.133 tỷ đồng để hỗ trợ nên số tiền thực đóng của phụ huynh không tăng.
Sang năm 2023, Hà Nội vẫn áp dụng khung học phí 50.000 - 300.000 đồng/tháng, nhưng dừng chính sách hỗ trợ.
Đến cuối tháng 12/2023, Chính phủ điều chỉnh Nghị định 81, yêu cầu ở bậc mầm non, phổ thông công lập, trần học phí với các trường chưa tự đảm bảo chi thường xuyên năm học 2023 - 2024 sẽ áp dụng mức của năm học 2021 - 2022.
Vì vậy, UBND TP Hà Nội đề xuất điều chỉnh học phí, trình Hội đồng nhân dân thành phố xem xét, thông qua kỳ họp chuyên đề ngày 29/3.
Thành phố ước tính, tổng học phí thu theo mức dự kiến khoảng 1.511 tỷ đồng, giảm 1.279 tỷ đồng so với mức trước đó. "Để đảm bảo kinh phí hoạt động cho các trường khi điều chỉnh học phí, ngân sách nhà nước sẽ đảm bảo tương ứng khoảng 1.279 tỷ đồng", tờ trình của UBND nêu.
Năm học này, Hà Nội có khoảng 2,3 triệu trẻ mầm non và học sinh phổ thông, đông nhất so với các tỉnh, thành trong nước.
Ngoài Hà Nội, hầu hết các địa phương phải điều chỉnh khung học phí đã thông qua năm ngoái. Một số tỉnh, thành miễn toàn bộ học phí phổ thông là: Quảng Bình, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh miễn học phí đến cấp THCS.
Theo Công thương
'Khóc ròng' ở trường quốc tế học phí tiền tỷ: Đi không được, ở cũng không xongTin tưởng nhà trường, không ít phụ huynh ‘xuống tiền’ cho vay từ vài tỷ đến chục tỷ. Đổi lại, học sinh sẽ được học tập với mức chi phí 0 đồng. Đây cũng là nguồn cơn khiến nhiều phụ huynh ‘khóc ròng’ vì chờ mòn mỏi nhưng không đòi được “nợ”.