Hội thảo diễn ra trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức của Ngài Jan Jambon, Bộ trưởng - Thủ hiến Chính phủ kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, Văn hóa, Công nghệ thông tin và Quản lý cơ sở vật chất vùng Flanders, Vương quốc Bỉ tại Hải Phòng.
Tại Hội thảo, các diễn giả, doanh nghiệp của vùng Flanders, Việt Nam và Hải Phòng trao đổi, làm rõ những thách thức đối với phát triển cảng biển nói chung, cảng biển Việt Nam, cảng biển Hải Phòng nói riêng; chia sẻ kinh nghiệm phát triển cảng biển; nhận định xu thế phát triển cảng biển trong tương lai.
Từ đó, tìm ra các giải pháp thúc đẩy cảng biển phát triển bền vững, trong đó, thúc đẩy phát triển cảng biển Việt Nam theo quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Tiềm năng hợp tác trong công nghiệp dịch vụ, logistics
Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Nguyễn Đức Thọ thông tin, trên địa bàn thành phố hiện có 8 dự án FDI của các nhà đầu tư đến từ Vương quốc Bỉ với tổng vốn đầu tư 556 triệu USD.
Trong đó, các dự án chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực kinh doanh cơ sở hạ tầng khu công nghiệp và dịch vụ hàng hải, sản xuất điện, đầu tư kinh doanh khách sạn. Hội thảo sẽ mở ra cơ hội mới trong hợp tác giữa Hải Phòng với các đối tác vùng Flanders, tạo tiền đề để các doanh nghiệp của Vương quốc Bỉ, Việt Nam và thành phố Hải Phòng triển khai các hoạt động hợp tác thiết thực trong tương lai".
Bộ trưởng - Thủ hiến Chính phủ vùng Flanders (Bỉ) Jan Jambon cho biết, Vương quốc Bỉ nói chung và vùng Flanders nói riêng có rất nhiều thế mạnh và tiềm năng tương đồng với thành phố Hải Phòng. Đó là tiền đề để hai bên tăng cường hợp tác; cụ thể như các ngành công nghiệp mũi nhọn, công nghiệp dịch vụ, logistics, năng lượng sạch, năng lượng thay thế, công nghiệp hóa dầu, vận tải.
Lấy ví dụ về hoạt động của các cảng biển tại vùng Flanders, ông Jan Jambon nhận định, các cảng biển của vùng Flanders đều đóng vai trò là trung tâm của sự bền vững và đổi mới. Với các cảng hoạt động tự động hóa và các công cụ chứng từ kĩ thuật số, việc vận chuyển quá cảnh trở nên nhanh chóng hơn tại các cảng.
Việc tận dụng các công nghệ như AI, mạng 5G, máy bay không người lái, xe tự lái hay hợp đồng thông minh, chúng ta đang chứng kiến sự xuất hiện của các cảng hoạt động một cách hiệu quả về chi phí và an toàn hơn. Các kỹ sư cảng cũng đã sử dụng các kĩ thuật để tối ưu hóa việc sử dụng đất. Đồng thời các trung tâm hậu cần và KCN cũng đang cải tiến vận hành thông qua việc áp dụng cách thực hành tốt nhất ví dụ như nền kinh tế tuần hoàn, quản lý chất thải hiệu quả, vận chuyển ít các bon và để làm sao giảm thiểu tác động tới môi trường.
Theo tổng Giám đốc Tổ hợp Khu công nghiệp DEEP C, Bruno Jaspaert, để phát triển cảng biển Việt Nam nói chung, cảng biển Hải Phòng nói riêng bền vững, trước hết cần tập trung một số giải pháp như đầu tư cải thiện cơ sở hạ tầng phát triển mạng lưới đường thủy nội địa; phát triển hệ thống vận tải đa phương thức, kết nối vận tải đường thủy nội địa phương với đường bộ, đường sắt; tăng tính kết nối giữa các cảng biển; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ mới trong quản lý hạ tầng cảng biển; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực...
"Đặc biệt, cần nghiên cứu và phát triển Trung tâm nghiên cứu và phát triển R&D, các bạn có thể học hỏi kinh nghiệm của Vùng Flanders để áp dụng vào Việt Nam", ông Bruno Jaspaert nói.
Xu hướng blue - logistics
Nhận định xu hướng phát triển cảng trong thời gian tới là xây dựng cảng xanh, tăng cường kết nối sau cảng, áp dụng công nghệ mới, xu hướng blue –logistics.., theo các chuyên gia nhận định, xu hướng phát triển cảng trong thời gian tới là xây dựng cảng xanh, tăng cường kết nối sau cảng, áp dụng công nghệ mới, xu hướng blue - logistics...
Do đó, cần phải có giải pháp để thúc đẩy cảng biển phát triển bền vững, trong đó, thúc đẩy phát triển cảng biển Việt Nam theo quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Ông Bruno Jaspaert - Tổng giám đốc Tổ hợp Khu công nghiệp DEEP C minh hoạ, để kết nối Lạch Huyện và các cảng khác thì phải làm gì? Chúng ta sẽ tăng được tính cạnh tranh của cảng và mở rộng tính kết nối ở cảng.
Điều này nói rất dễ nhưng ở Việt Nam, chúng ta có thể mất nhiều thời gian hơn và thực sự thực hiện nhiều bước nữa để thực hiện mục tiêu này. Hiện chúng ta đều nói về công nghệ mới. Đây là lợi thế, chúng ta đi sau để tránh sai sót mà các quốc gia trước áp dụng công nghệ. Việc áp dụng nhanh công nghệ mới sẽ mang lại nhiều lợi thế cho chúng ta liên quan đến vận hành, tác động đến cấc mục tiêu phát triển bền vững.
Các mục tiêu phát triển bền vững sẽ giúp chúng ta thu hút được nhiều nhà đầu tư hơn. Và để thu hút được các nhà đầu tư này thì chỉ có một câu trả lời đó là “xanh”.
“Có rất nhiều yếu tố để xây dựng cảng xanh đó là áp dụng động cơ và tuabin xanh. Chúng ta phải đảm bảo tất cả các đơn vị vận hành ở cảng phải áp dụng một nguyên tắc về năng lượng xanh”, ông Bruno Jaspaert nhấn mạnh.