{keywords}
 

Đầu tuần này, Nội các Hàn Quốc thông qua bản sửa đổi Luật Kinh doanh Viễn thông, yêu cầu nhà cung cấp dịch vụ nội dung trực tuyến phải chịu trách nhiệm mang đến dịch vụ ổn định cho người dùng.

Quy định mới có hiệu lực từ ngày 10/12, áp dụng cho các công ty dịch vụ trực tuyến lớn, chiếm 1% trở lên lưu lượng dữ liệu trên toàn quốc trong 3 tháng cuối năm. Nó nhằm vào các “đại gia” công nghệ như Netflix, Google và Facebook cũng như những công ty địa phương như Naver, Kakao. Nếu vi phạm, họ có thể bị phạt tối đa 20 triệu won (hơn 426 triệu đồng).

Bản sửa đổi được thông qua trong bối cảnh Netflix và Google gần đây bị “soi” vì phản ứng của họ trước khiếu nại dịch vụ bất chấp ngày càng phổ biến. Trong đó, YouTube bị chỉ trích vì sập nhiều giờ trong tháng 11 còn Đảng cầm quyền tố cáo Netflix không phản hồi hợp lý trước sự cố dịch vụ hồi tháng 5 và tháng 6.

Netflix và YouTube đều được ưa chuộng tại Hàn Quốc. Theo hãng nghiên cứu thị trường IGAWorks, người Hàn ước tính dành khoảng 30 giờ trên YouTube trong tháng 9. Trong khi đó, theo dữ liệu của hãng nghiên cứu WiseApp, số thuê bao trả tiền của Netflix tại đây là 3,6 triệu tính đến tháng 10.

Theo quy định mới, các công ty phải cung cấp dịch vụ ổn định bất chấp người dùng đang dùng thiết bị hay nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) nào và phải thực hiện biện pháp để quản lý lưu lượng bằng cách làm việc với các ISP.

Quan chức Bộ Công nghệ Thông tin Hàn Quốc cho biết bản sửa đổi có ý nghĩa hơn nhiều so với số tiền phạt. Trước đây, chưa có quy định pháp lý nào quy trách nhiệm cho các công ty này nếu không cung cấp dịch vụ ổn định. Khi nhà cung cấp nội dung trực tuyến ngày càng có ảnh hưởng, họ phải có trách nhiệm lớn hơn. Chính phủ không hi vọng sẽ có nhiều sai phạm do bản sửa đổi.

Du Lam (Theo Yonhap)

Tốc độ 5G nhanh nhất tại Hàn Quốc là bao nhiêu?

Tốc độ 5G nhanh nhất tại Hàn Quốc là bao nhiêu?

Theo báo cáo mới nhất, LG Uplus là nhà mạng Hàn Quốc có tốc độ tải xuống 5G nhanh nhất, đạt 476,5 megabit/giây (Mbps).