Theo Nghị quyết 819 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã, Hà Tĩnh đã hình thành 34 xã mới trên cơ sở sắp xếp 80 xã. Từ 262 xã giảm xuống còn 216 xã. 

{keywords}
: Trụ sở xã Thạch Hương bỏ hoang sau sáp nhập, cổng mở toang

Hà Tĩnh hiện có những trụ sở xã mới xây dựng, tu bổ lại nhiều tỷ đồng, nay buộc phải bỏ hoang do sáp nhập.

Tại huyện Thạch Hà, để hình thành xã mới Tân Lâm Hương, phải thực hiện sáp nhập ba xã Thạch Tân, Thạch Lâm, Thạch Hương. Sau sáp nhập, trung tâm hành chính của xã mới là trụ sở xã Thạch Tân cũ, dư thừa 2 trụ sở xã Thạch Lâm, Thạch Hương cũ.

Trong số này, có trụ sở xã Thạch Hương vừa xây dựng, tu bổ lại đẹp “long lanh” nhưng buộc phải bỏ hoang.

Một người dân ở xã Thạch Hương cũ cho biết: “Từ ngày chuyển về trụ sở xã mới, chỗ này vắng người qua lại. Nhìn trụ sở xã vừa xây dựng đó đẹp long lanh nhưng buộc phải bỏ hoang, thật sự tiếc”.

{keywords}
Khuôn viên trung tâm hành chính xã Thạch Hương bao gồm nhiều toà nhà đang còn mới nhưng phải bỏ hoang
{keywords}
Khuôn viên, nhiều hạng mục trong khuôn viên trụ sở xã Thạch Hương mới được tu bổ lại với kinh phí 8 tỷ đồng

Phó Chủ tịch UBND xã Tân Lâm Hương (nguyên Chủ tịch UBND xã Thạch Hương cũ) Nguyễn Đình Kiều cho biết, UBND xã Thạch Hương có 4 hội trường xây dựng vào các thời điểm 2000, 2008, 2017 và hội trường phục vụ cộng đồng được xây dựng 2017, khánh thành vào năm 2018. 

“Giai đoạn từ năm 2017 đến hết 2018, đầu năm 2019, kinh phí bỏ ra để xây dựng khu trung tâm hành chính là trên 8 tỷ đồng. Hiện trụ sở này đang còn đẹp, mới đưa vào sử dụng khoảng 2 năm”, ông Kiều nói. 

Tại huyện Đức Thọ, 3 xã Đức Thanh, Đức Bình, Đức Thịnh sáp nhập và đổi tên thành xã Thanh Bình Thịnh. Sau sáp nhập, hai trụ sở xã buộc phải bỏ hoang, trong đó có trụ sở UBND xã Đức Thanh đưa vào sử dụng năm 2006. Cách đây hai năm có một số hạng mục được xây dựng và tu bổ lại.

{keywords}
UBND xã Đức Thanh (cũ) cũng mới tu bổ với hơn 4 tỷ đồng

Lãnh đạo UBND xã Đức Thanh (cũ) cho biết, năm 2019 xã Đức Thanh về đích nông thôn mới. Để cán đích thành công, trước đó buộc phải xây dựng nhà văn hóa với kinh phí khoảng 2 tỷ đồng, nâng cấp khuôn viên. 

Tổng kinh phí mới xây dựng lại là khoảng 4 tỷ. Trong khi đó xã đang nợ tiền xây dựng nông thôn mới khoảng 10 tỷ đồng.

Nguyên lãnh đạo xã này cũng đánh giá việc bỏ hoang trụ sở trước mắt là lãng phí.

Việc bỏ hoang đã khiến một trụ sở xã đã bắt đầu xuống cấp, khuôn viên cỏ mọc ngổn ngang, không được bảo quản. Một số trụ sở xã đã biến thành nơi chứa rác, là chỗ cho những con nghiện tiêm chích.

Không đáng ngại?!

Huyện Đức Thọ là địa phương có nhiều xã sáp nhập nhất nước. Sau sáp nhập có 12 trụ sở xã dư thừa đang bỏ hoang. Tuy nhiên, ông Võ Công Hàm, nguyên Bí thư UBND huyện Đức Thọ tự tin trong tương lai các trụ sở xã này sẽ được giải quyết sớm.

{keywords}
Một số hình ảnh chụp lại ở các trụ sở xã bỏ hoang ở huyện Lộc Hà và huyện Đức Thọ

“Việc giải quyết các trụ sở tồn đọng không phải một sớm một chiều. Đây không phải là vấn đề đáng lo ngại. Ở huyện có kinh nghiệm sáp nhập thôn xóm, từ 243 thôn xóm giảm xuống còn 155 thôn xóm. Hiện đã bán hết được 88 hội quán dư thừa và dùng tiền vào việc chung”, ông Hàm nói.

“12 điểm trụ sở xã dư thừa thì có những điểm để lại đó làm cơ sở, trung tâm hoạt động cộng đồng. Có những trụ sở nếu bán được thì sẽ bán. Bây giờ nhìn vào thì thấy lãng phí, nhưng chấp nhận tạm thời bỏ hoang để được cái lâu dài”, ông Hàm nói.

{keywords}
 Một số hình ảnh nhếch nhác được ghi nhận tại trụ sở xã dôi dư sau sáp nhập ở xã Đức La (Đức Thọ) và xã Bình Lộc (Lộc Hà)

Ông Trần Anh Quân, Trưởng phòng quản lý giá và công sản (Sở Tài chính) cho biết, đối với các trụ sở xã đang bỏ hoang sắp tới sẽ có phương án. Một số trụ sở xã sẽ bán,  số tiếp tục sử dụng, có một số xã sẽ điều chuyển.

 Thiện Lương