Hàng nghìn người dân khắp nơi trong cả nước đổ về dự lễ. Đây là sự kiện văn hóa tâm linh có quy mô lớn ở khu vực Nam Trung Bộ - Tây Nguyên của cộng đồng người Chăm, diễn ra ngày 9-12/5.
Năm nay, lễ hội có các hoạt động, như: Lễ thay y Mẫu; lễ cầu quốc thái dân an; lễ thí thực; lễ cúng giờ Tý; lễ tế cổ truyền cùng các hoạt động dâng hương lễ mẫu, múa dâng mẫu của các đoàn hành hương.
Người Chăm mang đầy đủ lễ tế như trái cây, gà, bánh... đến để dâng lên người mẹ xứ sở Thiên Y Ana Thánh Mẫu.Anh Kỷ chơi nhạc cụ này được 10 năm, đây là nhạc cụ quan trọng trong đời sống tâm linh của người Chăm, nên khi ra dự lễ anh đã thổi tại tháp bà.
Dưới vương triều Panduranga, người Chăm xây dựng các đền tháp trên đồi Cù Lao ở xứ Kauthara, để thờ nữ thần Ponagar là mẹ xứ sở của người Chăm, tên thường gọi là Tháp Bà Ponagar. Di tích có niên đại xây dựng khoảng từ thế kỷ thứ VIII đến thế kỷ XIII.
Năm 1979, di tích Tháp Bà Ponagar được xếp hạng là di tích quốc gia. Năm 2012, Lễ hội Tháp Bà Ponagar được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.