Hàng tấn vũ khí cất giấu trong hầm bí mật của biệt động Sài Gòn
Ngôi nhà số 287/70 đường Nguyễn Đình Chiểu, quận 3, TP.HCM có một căn hầm bí mật, từng cất giấu hơn 2 tấn vũ khí của biệt động Sài Gòn trong cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước.
|
Sau trận Mậu Thân 1968, căn nhà ở Nguyễn Đình Chiểu rơi vào tay địch, nhưng bí mật về hầm vũ khí vẫn được giữ cho đến sau ngày giải phóng |
|
Sau giải phóng, ông Trần Văn Lai, Anh hùng LLVTND và gia đình chuộc lại căn nhà và phục dựng lại. Năm 1988, nơi đây được công nhận là Di tích lịch sử cấp quốc gia. Những bí mật dưới căn hầm này dần lộ rõ |
|
Cuối năm 1965, ông Trần Văn Lai (hay còn gọi ông Năm Lai) vừa làm việc tại Dinh Độc Lập với danh nghĩa thầu khoán Năm U-SOM, vừa hoạt động bí mật trong đơn vị “bảo đảm” của Biệt động Sài Gòn |
|
Theo chỉ đạo của cấp trên, ông mua căn nhà này. Lấy cớ cần đào hố ga làm nhà vệ sinh, ông Năm đào căn hầm bí mật. Để tránh bị phát hiện, đất sau khi đào được bỏ vào thùng carton chuyển lên ô tô. Căn hầm được hoàn thành sau 7 tháng với kích thước dài hơn 8m, rộng 2m, sâu 2,5m, trát xi măng dày để chống thấm. Trong hầm có 4 khung tròn nối với ống thoát nước để thoát hiểm và có các lỗ thông khí |
|
Trong hầm chứa 350kg thuốc nổ TNT, thuốc nổ C4, 15 súng AK và 3.000 viên đạn, súng ngắn, súng B40, lựu đạn… để chuẩn bị cho tổng khởi nghĩa Mậu Thân 1968 |
|
Khối lượng vũ khí lớn nhưng được cất giấu bí mật mà không bị địch phát hiện |
|
Mìn được đựng trong thùng gỗ |
|
Các loại súng ngắn còn nguyên hình dạng |
|
Lựu đạn được trưng bày tại bảo tàng |
|
Các loại vũ khí được tái hiện trong hầm thu hút khách tham quan |
|
Những tài liệu còn được lưu trữ |
|
Bản đồ đô thị Sài Gòn phục vụ tổng tấn công 1968 |
|
Những tư trang, thiết bị trưng bày trong hầm |
|
Bên trên hầm còn giới thiệu một số loại vũ khí quân dụng trong kháng chiến |
|
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng từng đến tham quan bảo tàng này năm 2018 |
Nữ biệt động Sài Gòn nay đã bước qua tuổi thất thập, hồi tưởng lại thước phim kí ức ngày 30/4 của 45 năm về trước, bà ngậm ngùi cho biết: “Lúc đó tôi mừng lắm, cảm xúc cũng khác lạ, chắc không như nhiều người lúc đó”.
Phong Anh