Ngành công nghiệp hỗ trợ nói chung và công nghiệp hỗ trợ ô tô ở việt nam đang đứng trước thách thức, kỳ vọng lớn, kết quả khiêm tốn. Bộ Công Thương cũng thông tin tỷ lệ nội địa hoá với xe cá nhân đến 9 chỗ ngồi còn thấp.
Mục tiêu đề ra là 30-40% vào năm 2020, 40-45% vào năm 2025 và 50-55% vào năm 2030. Tuy nhiên đến nay mới đạt bình quân khoảng 7-10%. Nhìn chung, tỷ lệ nội địa hoá ở Việt Nam thấp hơn nhiều so với mục tiêu đã đề ra, cũng như thấp hơn nhiều so với các quốc gia trong khu vực như Thái Lan, Indonesia và Malaysia.
Hạn chế lớn nhất mà các nhà cung cấp nội địa đang gặp phải là khả năng cạnh tranh về giá, điều này đến từ việc quản lý chất lượng còn yếu, đầu vào như máy móc, trang thiết bị, nguyên vật liệu đều phải nhập nên giá thành cao. Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) cũng chỉ ra, việc linh kiện sản xuất trong nước còn hạn chế về số lượng, khiến cho chi phí sản xuất, lắp ráp xe tại việt nam cao hơn từ 10-20% và gía bán xe cao hơn khoảng 20% so với các nước trong khu vực.
Trong bối cảnh này, vai trò của các doanh nghiệp ô tô- doanh nghiệp đầu chuỗi là vô cùng quan trọng. Trong hành trình đầu tư và sản xuất tại Việt Nam gần 30 năm qua, Toyota Việt Nam là hãng xe tiên phong và tích cực nhất trong việc hỗ trợ và đồng hành cùng các nhà cung cấp nội địa của Việt Nam.
Mời quý độc giả đón xem video phóng sự sau về hành trình của Toyota:
VietNamNet