Hai lần mong mỏi vẫn chưa nghe được tiếng khóc của con
Có lẽ nỗi ám ánh nhất mỗi lần nhắc lại, chính là khoảng thời gian chị K.A rơi vào khủng hoảng trầm trọng vì 2 lần mang thai mà chưa được nghe tiếng khóc của con.
“Không chỉ một mà hai lần chị không được nghe tiếng khóc của con vì thai lưu. Lần đầu ở tuần 36 và lần thứ 2 ở tuần 34. Giai đoạn đó chị như rơi vào khủng hoảng tâm lý trầm trọng. Vì vào những tuần tuổi thai lớn này, các mẹ bầu khác người ta đang mong mỏi ngày con chào đời, rồi sẽ được nghe tiếng con khóc, được ôm ấp con trong vòng tay, cho con bú. Còn chị lại hai lần đón nhận tin dữ. Dù tuyệt vọng nhưng chị vẫn phải chấp nhận sự thật các con đã rời xa”, chị thổn thức khi nhắc lại.
Chưa dừng lại ở đó, sau thai lưu khoảng 4 - 6 tuần, chị lại bị một cơn viêm tụy cấp nguy kịch đến tính mạng do tăng triglycerid quá cao sau thai lưu. Rất may mắn chị đã qua vượt qua do được điều trị kịp thời.
Bản thân chị có nền bệnh đái tháo đường nặng phải tiêm insulin mỗi ngày. Dù đã rất tuân thủ tiêm thuốc, khám thai đầy đủ tại các cơ sở y tế chuyên khoa Sản - Nhi, nhưng căn bệnh đái tháo đường nguy hiểm vẫn làm mất đi cơ hội làm mẹ của chị hai lần.
Sau những lần ấy, có lúc chị muốn từ bỏ tất cả và chấp nhận sự thật là mình không có duyên được làm mẹ. Nhưng chị lại nhen nhóm hy vọng khi biết được thông tin về Trung tâm Nội tiết của Bệnh viện Quốc tế Phương Châu, nơi từng theo dõi, điều trị thành công cho nhiều mẹ bầu bệnh lý đái tháo đường thai kỳ. Vì thế, chị và gia đình đã quyết tâm đặt hết niềm hy vọng ở Phương Châu trong lần mang thai thứ 3.
Hành trình nhiều thử thách
TS. BS. Trần Thị Trúc Linh và BS. CKI. Nguyễn Văn Sử cùng ekip bác sĩ Phương Châu đã có cuộc hội chẩn liên khoa Sản - Nội - Nhi để trao đổi những thông tin về bệnh lý đái tháo đường và lưu ý tiền sử 2 lần thai lưu của chị K.A. Với chuyên môn và kinh nghiệm theo dõi những thai kỳ bệnh lý liên quan đến nội tiết, các bác sĩ tại Phương Châu đã hạ quyết tâm và vạch ra một kế hoạch điều trị, theo dõi sâu sát, khoa học để giải quyết hai vấn đề lớn nhất: kiểm soát được bệnh đái tháo đường của sản phụ và theo dõi, nuôi dưỡng thai nhi phát triển khỏe mạnh.
Vào tuần thai thứ 28, khi siêu âm tim thai cho con, bác sĩ phát hiện cơ tim con phì đại. Theo các bác sĩ đây là một biến chứng thường gặp trên thai phụ có đái tháo đường điều trị bằng insulin liều cao. Sự phối hợp giữa bác sĩ Sản và Nội tiết rất cần thiết trong giai đoạn này để vừa kiểm soát được đường huyết mà không ảnh hưởng đến sức khỏe tim thai của con.
“Điều khó khăn nhất là ngoài vấn đề điều trị còn phải thực hành tâm lý liệu pháp vì sản phụ đã từng trải qua những khó khăn trong quá khứ nên tâm lý khi mang thai rất lo lắng. Tuổi thai càng lớn thì sản phụ càng lo. Chính vì thế, ngay từ những tuần đầu tiên, sản phụ và người nhà được hướng dẫn theo dõi chỉ số đường huyết liên tục với sự đồng hành của bác sĩ điều trị. Đồng thời hướng dẫn cách tự theo dõi sát sao các dấu hiệu bất thường tiến triển của một thai kỳ bệnh lý”, TS. BS. Trần Thị Trúc Linh chia sẻ.
Khát khao làm mẹ đã hái về quả ngọt yêu thương
Hiện tại, chàng hoàng tử bé bỏng của chị K.A đã hơn 9 tháng tuổi. Cứ mỗi lần nhìn thấy con yêu nằm ngủ say sưa, chị lại nhớ về giây phút dốc hết can đảm để đi đến quyết định cho con chào đời sớm.
Ekip chuyên môn bao gồm các bác sĩ Sản, Nội Tiết, Sơ sinh, Gây mê hồi sức đã hội chẩn thật kỹ và chuẩn bị đầy đủ các tình huống chuyên môn trước khi mổ bắt bé.
Một hành trình dài mang thai đầy thử thách khép lại với tiếng khóc chào đời khỏe mạnh của con. Người mẹ trẻ và ekip bác sĩ đã nhận được quả ngọt yêu thương xứng đáng và mở ra những tháng ngày hạnh phúc cho gia đình nhỏ. Sau khi sinh, theo dõi tình trạng của mẹ tránh rơi vào cơn viêm tụy cấp và kiểm soát đường huyết cũng là thách thức với đội ngũ chuyên môn. Riêng với chàng hoàng tử bé nhỏ, ngoài hỗ trợ hồi sức cho con, còn phải tập cho con bú vì con ra đời quá sớm nên tập bú mẹ cũng không dễ dàng.
“Trước đây chị lo bệnh đái tháo đường sau này không thể cho con bú mẹ bình thường được. Nhưng nhờ các bác sĩ Phương Châu tư vấn và hướng dẫn, chị đã an tâm nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ thành công. Nhờ sữa mẹ đầy đủ mà con chị bụ bẫm, lại ít bệnh vặt. Chị mừng lắm”, chị K.A chia sẻ.
Theo đại diện bệnh viện Phương Châu, mỗi một hành trình thai kỳ của các mẹ bầu tại Phương Châu chứa đựng những câu chuyện riêng. Nhưng có một điểm chung là đều cập bến hạnh phúc trọn vẹn với những trải nghiệm cảm xúc hạnh phúc riêng biệt.
Những thai kỳ bệnh lý rất cần thiết phải được theo dõi chặt chẽ và có sự phối hợp của chính sản phụ và chuyên môn. Mẹ và bé sẽ được theo dõi và chăm sóc toàn diện trong suốt hai kỳ tại Phương Châu. Bên cạnh thế mạnh Sản khoa, BVQT Phương Châu còn có một hệ sinh thái chăm sóc sức khỏe đa chuyên khoa nên có thể kịp thời can thiệp, chăm sóc và điều trị các trường hợp thai kỳ bệnh lý như đái tháo đường, tiền sản giật, giãn tĩnh mạch chi dưới…
“An tâm và hạnh phúc đón thiên thần nhỏ cùng sự đồng hành của đội ngũ bác sĩ tâm huyết và luôn hướng đến sức khỏe mẹ tròn con vuông tại BVQT Phương Châu”, đại diện bệnh viện nhấn mạnh.
Tấn Tài