Hành trình Việt Nam

Cập nhập tin tức Hành trình Việt Nam

Thế giới bán 1.000 tỷ con chip/năm, cơ hội nào cho Việt Nam?

Ngành chip thế giới mất 66 năm để đạt mốc 500 tỷ USD, nhưng chỉ cần thêm 9 năm để bứt tốc lên mốc 1.000 tỷ USD. Trong khi đó, các công ty thiết kế, đóng gói chip tại Việt Nam đều là FDI, tính sở hữu của chúng ta với sản phẩm chip gần như bằng 0.

"Nhiều sản phẩm Việt chất lượng tốt, giá thấp hơn cả hàng Trung Quốc"

“Năm ngoái, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đến Ninh Ba để giới thiệu sản phẩm. Tôi thấy chất lượng tốt, giá thành thấp, doanh nghiệp Trung Quốc cũng không làm được”, đại diện Hệ sinh thái thương mại điện tử (TMĐT) xuyên biên giới tại Trung Quốc chia sẻ.

Doanh nghiệp Việt muốn 'Nhật tiến' có thể được hỗ trợ hàng chục triệu yên

Với chương trình Trợ cấp Chuyển đổi xanh cho việc gia nhập thị trường Tokyo (gồm cả Công nghiệp 4.0), doanh nghiệp mới thành lập được nhận tối đa 50 triệu yên cho năm đầu tiên, chưa kể nhiều hỗ trợ tài chính khác.

Rủi ro lớn khi xuất khẩu sang thị trường tỷ dân

Có rủi ro khách quan, doanh nghiệp xuất khẩu Việt buộc phải trông chờ sự trợ giúp tháo gỡ từ cơ quan quản lý, nhưng cũng có những trường hợp doanh nghiệp tự gây rủi ro cho mình.

Thị trường Halal 10 nghìn tỷ USD, sao doanh nghiệp Việt bỏ qua?

Nhiều doanh nghiệp Việt chưa biết quy mô thị trường Halal toàn cầu đạt tới 10.000 tỷ USD trước năm 2028, trong khi thị trường AI (trí tuệ nhân tạo) tới trước 2030 chỉ 2.000 tỷ USD; người Hồi giáo sẵn sàng mua giá cao sản phẩm đạt chứng nhận Halal.

Đại sứ Bỉ kỳ vọng DN công nghệ Việt truyền cảm hứng để DN Bỉ tích hợp công nghệ mới

Đại sứ Vương quốc Bỉ kỳ vọng doanh nghiệp công nghệ Việt Nam có thể truyền cảm hứng để doanh nghiệp Bỉ tích hợp công nghệ mới như AI, IoT… vào hoạt động sản xuất kinh doanh.

Cách một doanh nghiệp nhỏ bé vươn ra quốc tế, bán hàng khắp Mỹ, Anh, Nhật...

Liều lĩnh khởi nghiệp từ con số 0, không từ bỏ khi liên tiếp thất bại, đến nay công ty đã có sản phẩm xuất khẩu sang hơn 15 thị trường ngoại. Công ty nhỏ chuyên về bao bì đã trở thành câu chuyện truyền cảm hứng cho nhiều doanh nghiệp Việt.

Thị trường 2.200 tỷ USD, game Việt khai thác được bao nhiêu?

Thị trường game thế giới dự kiến trị giá 2.200 tỷ USD vào năm 2030. Dù Việt Nam đã vươn lên vị trí Top 5 toàn cầu về lượt tải game, song ngành game Việt hiện chiếm chưa đến 0,5% giá trị thị trường toàn cầu.

Chuyện BlackPink thu 333 tỷ đồng và phim 'Đi giữa trời rực rỡ' bị phản ứng mạnh

Nói tiếng Việt, đội nón lá khi diễn tại Việt Nam, nhóm nhạc BlackPink - Hàn Quốc thu hơn 333 tỷ đồng sau 2 đêm diễn. Còn “Đi giữa trời rực rỡ” được đầu tư khá nhiều lại vấp phải sự phản ứng của chính chủ thể văn hóa được phản ánh trong phim.

Hợp tác đào tạo quốc tế để Việt Nam có nhiều 'kỳ lân' vi mạch

Thiếu kỹ sư, doanh nghiệp chấp nhận trả lương tiền tỷ nhưng các trường đại học cũng chỉ đáp ứng phần nào nhu cầu về nguồn nhân lực vi mạch chất lượng cao. Để đào tạo được nguồn nhân lực tiệm cận trình độ quốc tế, cần hợp tác quốc tế.

Ứng dụng AI trong chuyển đổi kép: Việt Nam có thể tiến nhanh khi thách thức lớn?

Những nước đi sau như Việt Nam sẽ có nhiều khả năng đột phá và đi nhanh hơn nhiều nước phát triển khi ứng dụng AI trong chuyển đổi kép, song thách thức không nhỏ.

Làm tiêu chuẩn công nghiệp 4.0: Bắt đầu ngay từ cơ sở dữ liệu

Việt Nam đang bắt đầu xây dựng tiêu chuẩn cho những công nghệ mới thời 4.0. Trong khi ở các nước xung quanh, rất nhiều tiêu chuẩn quốc gia đã trở thành tiêu chuẩn quốc tế, thì Việt Nam hiện chỉ duy nhất ngành cao su có tiêu chuẩn quốc tế.

Một chiếc máy bay cần hơn 6 triệu linh kiện, cửa nào cho doanh nghiệp Việt?

Chưa thể làm đối tác trực tiếp của các 'ông lớn', doanh nghiệp Việt cần dùng cách 'buộc dây lưng kiến tìm đường qua hang' - kiếm cơ hội từ các nhà cung ứng có liên quan nhằm đạt điều kiện đã sản xuất linh kiện hàng không.

Chinh phục chuỗi cung ứng điện tử toàn cầu bắt đầu từ các 'ông lớn' Nhật Bản

'Chúng tôi tự hào là nhà cung cấp trực tiếp sản phẩm, dịch vụ cho các doanh nghiệp điện tử Nhật Bản, không phải qua bất kỳ trung gian nào khác', Phó Tổng giám đốc Hanel PT chia sẻ.

Bí quyết sống còn của doanh nghiệp Việt tỷ đô vươn lên từ thất bại

Lì lợm và kỷ luật đi đến mục tiêu là một trong những bí quyết sống còn giúp FPT trở thành doanh nghiệp Việt tỷ đô, tự tin 'sánh vai các cường quốc năm châu' bằng chất xám và công nghệ.

Thách thức mới của ngành tạo vị thế thứ 2 thế giới cho Việt Nam

Đứng thứ hai thế giới về xuất khẩu điện thoại không dây, Top 5 thế giới về xuất khẩu máy tính và linh kiện, xuất siêu 8,3 tỷ USD trong 8 tháng đầu năm 2024, ngành điện tử Việt Nam đang đối diện thách thức mới.

'Made by Vietnam': Xu hướng mới của doanh nghiệp công nghệ số

Doanh nghiệp công nghệ số Việt ngày càng chú trọng hơn đến thương hiệu, hình ảnh của mình trên thị trường quốc tế. Xu hướng “Made by NTQ”, “Made by FPT”… bắt đầu nổi lên từ cuối năm ngoái.

Công nghệ mở đường thoát hiểm khi bị cạnh tranh về giá

Cạnh tranh xuyên biên giới vô cùng khốc liệt, nhất là cạnh tranh về giá. Doanh nghiệp cần phải tìm ra 'con đường xanh' trên 'đại dương đỏ', dùng công nghệ để đương đầu và thoát hiểm trước nguy cơ, cạnh tranh sống còn.

Cơ hội có ở rất nhiều thị trường quốc tế, cứ đi tìm sẽ thấy

Ngay cả thị trường mới và khó như Hong Kong (Trung Quốc), cơ hội kinh doanh vẫn đang chờ đón doanh nghiệp công nghệ số Việt. Có những doanh nghiệp đã khai mở thành công tại đây.

Kiều bào - Nguồn lực quan trọng phát triển công nghiệp bán dẫn Việt Nam

Kiều bào với kiến thức chuyên môn sâu rộng, có kinh nghiệm làm việc tại các tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới, là nguồn lực quan trọng cho sự phát triển của công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam.