Nghị sĩ Đức Marcus Faber, người gần đây tới thăm Ukraine cho biết như vậy. Ông nói thêm, các khẩu còn lại đều hỏng và cần phải sửa chữa. Trả lời phỏng vấn hãng tin NTV của Đức, chính trị gia này cho biết ông thấy bất ngờ khi được Bộ Quốc phòng Ukraine thông báo rằng chỉ có 5 trong số 15 khẩu lựu pháo mà Đức và Hà Lan cung cấp cho Kiev vẫn còn hoạt động.
Ông Faber nói, nguyên nhân các khẩu lựu pháo này không dùng được nữa không phải là hỏa lực của Nga, mà do nó được các lực lượng vũ trang Ukraine dùng quá ồ ạt. Hiện, Ukraine chưa chính thức xác nhận thông tin trên, song tờ Der Spiegel hồi tháng trước đưa tin, Ukraine đã thông báo cho Đức rằng một số khẩu PzH 2000 bị hỏng sau một thời gian sử dụng.
Theo Spiegel, Bộ Quốc phòng Đức tin rằng các vấn đề có thể phát sinh từ việc nó được bắn với cường độ cao, gây ảnh hưởng tới cơ chế nạp đạn. Việc súng bắn lựu pháo khai hỏa 100 phát mỗi ngày được coi là hoạt động với cường độ cao.
Ông Faber cũng cho biết, Kiev đề nghị được cung cấp thêm phụ tùng thay thế cho loại vũ khí này và lạc quan rằng họ có thể đưa súng bắn đạn trái phá này hoạt động trở lại. Nghị sĩ này lưu ý, dù Đức cung cấp cho Kiev các gói phụ tùng thay thế, nhưng không phải tất cả đều là những thứ phù hợp. Và rằng, các phụ tùng thay thế không phải lúc nào cũng đủ, cũng như việc sửa chữa lớn phải được thực hiện ở những xưởng đặc biệt, có nghĩa là người Ukraine chỉ có thể tự mình sửa chữa những trục trặc nhỏ.
Cho tới giờ, Đức cung cấp cho Ukraine mười khẩu PzH 2000 còn Hà Lan cung cấp 5 khẩu. Cuối tháng 7, công ty sản xuất vũ khí Đức Krauss Maffei Wegmann đã đi tới một thỏa thuận với chính phủ Ukraine về việc sản xuất và cung cấp cho Kiev khoảng 100 khẩu súng loại này.
Phát ngôn viên của công ty Krauss Maffei Wegmann nói, thỏa thuận trị này trị giá 1,72 tỷ USD, gần gấp 3 lần chi phí viện trợ của Đức gửi cho các lực lượng Kiev kể từ khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine vào cuối tháng 2.