Mới đây, trên mạng xã hội đang lan truyền hình ảnh những thi thể được cuốn trong các lớp nilong và đặt trên mặt sàn của một căn phòng lớn. Cùng với hình ảnh này, nhiều người đã tung tin rằng đây là thi thể các bệnh nhân Covid-19 tại thành phố Hồ Chí Minh.
Tuy vậy, theo Trung tâm xứ lý tin giả Việt Nam, đây là thông tin sai sự thật. Hình ảnh được lan truyền trên mạng xã hội những ngày qua được ghi nhận tại Myanmar chứ không phải Việt Nam.
Thông tin về việc hình ảnh này được chụp tại Việt Nam là tin giả. |
Qua xác minh từ cơ quan chức năng TP.HCM, căn cứ thông tin từ truyền thông xã hội Myanmar và Indonesia, bức ảnh trên được chụp tại bệnh viện Myawaddy, một thị trấn ở đông nam Myanmar.
Trung tâm xứ lý tin giả Việt Nam khuyến cáo người dân và cộng đồng mạng không nên chia sẻ tin giả trên. Việc phát tán tin giả có thể gây hoang mang dư luận, ảnh hưởng xấu đến công tác phòng chống dịch Covid-19.
Trung tâm xử lý tin giả Việt Nam sẽ chuyển thông tin về vụ việc trên đến cơ quan chức năng để xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật.
Trọng Đạt
Tin giả khiến nhiều người trẻ Nhật Bản không tin vào vắc xin Covid-19
Những lầm tưởng như "tiêm chủng gây vô sinh" và "vắc xin ngừa Covid-19 sử dụng công nghệ mRNA làm thay đổi ADN của bạn" đã được lan truyền rộng rãi trên mạng xã hội ở Nhật Bản.